Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 25/11/2021 - 18:02
(Thanh tra) - “Khi có hệ thống giao thông đồng bộ thì đóng góp của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gấp nhiều lần hiện nay”, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. Ảnh: Đ.Tuân
Ngày 25/11, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành, Chủ tịch Hội đồng Thẩm định quy hoạch chủ trì hội nghị thẩm định quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đây là quy hoạch đầu tiên trong số 6 quy hoạch vùng của cả nước được hoàn thành, trình Hội đồng Thẩm định. Trước đó, dự thảo quy hoạch đã được đưa ra lấy ý kiến tại hội nghị trực tuyến của Hội đồng Điều phối vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Nước là tài nguyên cốt lõi, chủ động thích ứng
Đại diện cơ quan chủ trì xây dựng quy hoạch, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương nêu các nội dung chính về tiếp thu, giải trình các ý kiến góp ý của thành viên Hội đồng Thẩm định quy hoạch và Hội đồng Điều phối Vùng tại các cuộc họp trước.
Theo đó, Bộ đã làm rõ hơn nội dung các phương pháp được áp dụng trong quá trình lập quy hoạch; bổ sung cách tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
“Tài nguyên nước là yếu tố cốt lõi, bảo đảm an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, chủ động thích nghi, sống chung với lũ, ngập, nước lợ, nước mặn, coi nước mặn, nước lợ là nguồn tài nguyên thiên nhiên theo Nghị quyết 120 của Chính phủ”, Thứ trưởng Phương nói.
Bộ Kế hoạch Đầu tư cho rằng, việc phân vùng sinh thái nông nghiệp và phân vùng chức năng của nguồn nước thành 3 vùng (vùng ngọt, vùng chuyển tiếp ngọt-lợ, vùng mặn-lợ) là phù hợp với định hướng chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp của vùng thích ứng với biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị, một số ý kiến nêu rõ, tài nguyên quan trọng nhất là tài nguyên nước, do đó phải chủ động thích ứng, tập trung xử lý nút thắt lớn là hạ tầng giao thông, việc hình thành trục logistic quan trọng không kém việc lập các trung tâm (hub) sản xuất của vùng.
Theo TS Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách Chiến lược, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các dự báo đều thấy tình hình nước biển dâng, ngập úng, xâm nhập mặn diễn ra ở cả vùng, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp; nên làm rõ mức độ và cách xử lý.
Ông đặt ra vấn đề phải có quan điểm thích nghi hay khống chế trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Nếu thích nghi thì phải tăng giao thông thủy, cần sự đột phá về cảng biển, chuyển đổi mô hình sản xuất theo hướng tăng sản xuất thủy hải sản. Còn khống chế thì phải chủ động các giải pháp, học hỏi các mô hình như của Hà Lan.
Còn theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Quốc Khánh, cần đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp thay vì sản xuất “phó mặc cho trời”, nhất là trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Cạnh đó, ông Khánh băn khoăn về chuyện đường ra quốc tế của các sản phẩm của vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải thông qua TP HCM, trong khi hệ thống giao thông quá tải, các tuyến cao tốc như TP HCM - Trung Lương - Cần Thơ hiện thường xảy ra tắc nghẽn.
“Đẩy mạnh sản xuất nhưng lại kết nối vào nút thắt cổ chai thì có nên không?”, Thứ trưởng Bộ Thương nêu và cho rằng, đẩy mạnh xuất khẩu trái cây, thủy sản rất cần có cảng biển xứng tầm với tiềm năng phát triển của vùng, quy hoạch đường bộ, thủy logictics gắn với cảng biển.
Đột phá phát triển hạ tầng giao thông
Kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nêu rõ các quan điểm, đường lối của Đảng và Nghị quyết 120 của Chính phủ là phát triển Đồng bằng sông Cửu Long theo hướng “thuận thiên”; đồng thời nhấn mạnh vai trò, vị trí đặc biệt của vùng này.
Theo ông, thời gian qua, Đồng bằng sông Cửu Long dù đạt nhiều kết quả trong phát triển nhưng chưa khai thác hết tiềm năng, đầu tư chưa xứng tầm với tiềm năng, lợi thế của vùng. Đặc biệt, đầu tư cho hạ tầng giao thông chưa cao so với các vùng khác.
Vì vậy, sớm xây dựng, thẩm định, phê duyệt để triển khai đồng bộ Quy hoạch Vùng đồng bằng sông Cửu Long có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng để định hướng, xác định được trọng tâm, trọng điểm thu hút nguồn lực đầu tư phát triển trên cơ sở các tiềm năng, lợi thế của vùng.
Phó Thủ tướng yêu cầu đơn vị chủ trì (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) và đơn vị tư vấn lập quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long phải đặc biệt chú trọng hệ thống hạ tầng giao thông, bảo đảm kết nối đồng bộ, thông suốt.
“Giai đoạn tới đây, từ nay đến 2030, hệ thống hạ tầng giao thông của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ có bước phát triển đột phá, vượt bậc”, Phó Thủ tướng đề nghị rà soát, cập nhật đầy đủ các quy hoạch hạ tầng giao thông vận tải thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (đường bộ, đường sắt, cảng biển, cảng hàng không, sân bay, đường thủy nội địa) vào quy hoạch vùng này.
Cụ thể, ưu tiên phát triển hệ thống đường cao tốc có ý nghĩa chiến lược của vùng. Trước mắt, ngay trong thời gian từ nay đến 2025 sẽ triển khai đầu tư các tuyến cao tốc Cần Thơ - Cà Mau; Sóc Trăng - Châu đốc - Cần Thơ - Trần Đề (khoảng 400km).
Đồng thời, mở rộng Cảng Hàng không quốc tế Cần Thơ; đầu tư, khai thác hiệu quả hệ thống đường bộ ven biển, cảng biển (trong đó có Cảng Trần Đề) và giao thông thủy, hạ tầng hàng không, hệ thống các công trình dịch vụ - hậu cần nhằm giảm chi phí logistic, hỗ trợ hiệu quả cho việc sản xuất, chế biến, xuất khẩu nông sản của vùng.
“Khi có hệ thống giao thông đồng bộ thì đóng góp của Đồng bằng sông Cửu Long sẽ gấp nhiều lần hiện nay”, Phó Thủ tướng nói.
Lãnh đạo Chính phủ cũng lưu ý, cập nhật các quy hoạch hạ tầng năng lượng, nhất là năng lượng tái tạo bảo đảm phù hợp với đặc điểm từng vùng, miền, hạn chế tối đa đầu tư đường dây truyền tải.
Đặc biệt, cần rà soát, bổ sung thêm các giải pháp ứng phó biến đổi khí hậu, nước biển dâng. Bởi Đồng bằng sông Cửu Long là một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.
Do đó, theo Phó Thủ tướng, hệ thống thủy lợi, chống xâm nhập mặn, sạt lở bờ sông - bờ biển, nhất là hệ thống các hồ, các điểm dự trữ nước chiến lược, các tuyến đường ven biển phải được chú trọng cả về quy hoạch, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư, phát triển. “Đây là nhiệm vụ cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp cụ thể, quy hoạch đúng đắn thì sau này, thiệt hại sẽ rất lớn”, Phó Thủ tướng lưu ý.
Ngoài ra, quy hoạch cũng cần chú ý hệ thống phúc lợi xã hội (y tế, giáo dục), bảo tồn, tôn tạo và phát triển bản sắc văn hóa, các công trình văn hóa, di tích lịch sử cách mạng.
Sau cuộc họp này, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ để trình Thủ tướng Chính phủ để có thể phê duyệt trong tháng 12/2021.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương