Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: Bối cảnh đặc biệt, cần phải có gói chính sách đặc biệt

Hương Giang

Thứ năm, 02/12/2021 - 23:03

(Thanh tra) - Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho rằng, trong bối cảnh đặc biệt thì cần phải có gói chính sách đặc biệt để hỗ trợ phục hồi kinh tế - xã hội.

Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. Ảnh: Đ.X

Chiều ngày 2/12, Ban Kinh tế Trung ương, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức họp báo thông tin về Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021: “Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội” và khai trương trang thông tin điện tử diễn đàn.

Không chỉ bàn về kinh tế, còn đề cập sâu sắc vấn đề xã hội, môi trường

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sẽ diễn ra vào ngày 5/12. “Thông qua diễn đàn sẽ có thêm căn cứ khoa học và thực tiễn, đồng hành cùng Chính phủ trong việc xây dựng, thảo luận và ban hành chính sách hỗ trợ nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, phục hồi và thúc đẩy tăng trưởng, phát triển, thích ứng tốt hơn với trạng thái bình thường mới, không “lỡ nhịp” xu thế phát triển của thế giới”, ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho hay.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam lần này mở rộng về nội dung, quy mô, không chỉ về các vấn đề kinh tế, mà còn đề cập sâu sắc về các vấn đề xã hội, môi trường.

Trong đó, diễn đàn sẽ đánh giá toàn diện, khách quan thực trạng nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và năm 2021; các chính sách đã thực hiện để ứng phó đối với dịch COVID-19 và kết quả.

Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2021 sẽ diễn ra vào ngày 5/12. Ảnh: Đ.X

Các đại biểu sẽ làm rõ bối cảnh quốc tế, dự báo, đánh giá về diễn biến của dịch COVID-19 với biến thể, biến chủng mới; xu hướng cơ cấu lại nền kinh tế do tác động của COVID-19; xu hướng sản xuất, kinh doanh thay đổi do tác động của dịch bệnh; nghiên cứu các chính sách ứng phó với dịch COVID-19 đã được thực hiện trên thế giới, hiệu quả và những rủi ro đi kèm, từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

Từ đó, đưa ra các gợi ý về chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, sự phối hợp giữa các chính sách nhằm hỗ trợ Chương trình Tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội; huy động và sử dụng tối đa, đồng bộ, hiệu quả nguồn lực…

Diễn đàn được chia thành 2 phiên. Trong đó, phiên toàn thể buổi sáng, tọa đàm cấp cao với chủ đề “Một số gợi ý đối với Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam”.

Phiên buổi chiều có 2 chuyên đề: Chuyên đề 1 về “phối hợp các chính sách tài khóa, tiền tệ linh hoạt, hiệu quả, tạo nguồn lực ổn định kinh tế vĩ mô, phục hồi kinh tế”. Chuyên đề 2 về “bảo đảm an sinh xã hội và nguồn cung lao động trong quá trình phục hồi kinh tế”.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát khai mạc, tham dự tọa đàm cấp cao và có bài phát biểu kết luận, bế mạc diễn đàn. 

Dư địa chính sách tài khóa vẫn còn, không nên lo ngại tăng trần nợ công

Thông tin về chính sách tài khóa tiền tệ trong Chương trình Tổng thể phục hồi kinh tế - xã hội, ông Vũ Hồng Thanh, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết, gói chính sách tài khóa tiền tệ sẽ được trình tới Quốc hội tại kỳ họp bất thường tới đây.

“Trong bối cảnh khó khăn và tác động của dịch bệnh, việc có gói chính sách hỗ trợ là cần thiết nhưng đến nay Chính phủ chưa trình sang. Với tinh thần chủ động từ sớm từ xa, diễn đàn tới đây sẽ nghe ý kiến chuyên gia về gói hỗ trợ này cho phục hồi và phát triển kinh tế”, ông Thanh nói.

Trước lo ngại gói hỗ trợ sẽ tác động đến nợ công và bội chi, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế cho rằng, trong bối cảnh đặc biệt thì cần phải có gói chính sách đặc biệt.

Vẫn theo ông Thanh, 2 năm tới, bội chi và nợ công có thể tăng lên, song dư địa chính sách tài khóa vẫn còn để thực hiện. Ông cũng nhấn mạnh không nên lo ngại tăng trần nợ công mà vấn đề là sử dụng hiệu quả nguồn chính sách tài khóa, tiền tệ phục vụ cho tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững.

Do đó, việc quản lý, giám sát phải công khai, minh bạch, tránh phân tán, có trọng tâm trọng điểm, chống lợi ích nhóm.

Ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam. Ảnh: Đ.X

Ông Bùi Quang Tuấn, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định, gói hỗ trợ phải đủ quy mô mới đủ tác dụng. Theo tính toán, vẫn còn dư địa như trần nợ công còn dư địa nhiều hơn, với khoảng 43,7%/GDP, mặc dù không quá tận dụng để tránh hệ lụy về lạm phát, song sẽ được thảo luận kỹ lưỡng.

Ông Tuấn cho rằng, cần rà soát lại các trọng tâm với mục tiêu ngắn hạn là hỗ trợ doanh nghiệp với công cụ tài chính, thuế, phí; tiếp cận nguồn vốn, tín dụng; tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, hỗ trợ chuyển đổi số, tiếp cận lao động, thông tin; hỗ trợ người lao động. Về dài hạn, cần khơi thông các động lực và trụ cột tăng trưởng, đảm bảo vốn, công nghệ cao, công nghệ thông minh gắn với kinh tế số…

Cấp thiết phải có các chính sách hỗ trợ để tránh nguy cơ tụt hậu

Theo ông Nguyễn Minh Sơn, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, thời gian vừa qua, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách kịp thời về phòng, chống dịch bệnh, hỗ trợ doanh nghiệp, người dân chịu tác động của dịch COVID-19.

Song nền kinh tế của nước ta vẫn đang chịu tác động mạnh mẽ và tiêu cực của dịch COVID-19; đối mặt với không ít rủi ro, nguy cơ, thách thức về lạm phát, thiếu nguyên, vật liệu đầu vào, ổn định kinh tế vĩ mô, các cân đối lớn, lao động việc làm, an sinh xã hội, an ninh, trật tự xã hội…

Tăng trưởng GDP quý III năm 2021 giảm sâu chưa từng có (-6,17%), sản xuất của doanh nghiệp bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị đứt gãy, lao động, việc làm, đời sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn, gây ảnh hưởng đến các cân đối vĩ mô và việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội năm 2021 và giai đoạn 5 năm 2021-2025.

Nghị quyết số 32/2021/QH15 về Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 của Quốc hội đã xác định: Tận dụng mọi cơ hội để thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội trên cả nước, trong từng ngành, lĩnh vực, địa phương và duy trì các động lực tăng trưởng trong dài hạn. Đồng thời, đặt ra chỉ tiêu Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6-6,5%.

Để thực hiện thành công các nghị quyết của Quốc hội, cấp thiết, khẩn trương phải có các chính sách hỗ trợ cả về kinh tế và xã hội để bảo vệ thành quả đã đạt được thời gian qua, tránh nguy cơ tụt hậu và gia tăng khoảng cách với các nước phát triển trên thế giới, đạt được các mục tiêu trước mắt cũng như trong dài hạn.

Xuất phát từ mong muốn và nhu cầu thực tiễn, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam năm 2021 được hình thành với mục tiêu “phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm