Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 23/02/2011 - 22:46
(Thanh tra) - Sau Tết Tân Mão, diễn biến thời tiết bất thường, người chăn nuôi tái đàn ngay, việc di chuyển của người dân sau Tết tăng cao. Bên cạnh đó, nhiều gia súc bệnh, gia súc mang trùng có thể đã được giết mổ để tiêu thụ trong dịp Tết làm cho mầm bệnh lây lan, phát tán rộng, đàn gia súc đã hết thời gian miễn dịch và chưa kịp tiêm phòng nhắc lại… Tất cả những yếu tố đó khiến tình hình dịch bệnh trên vật nuôi đang có những diễn biến phức tạp, nguy cơ bùng phát dịch cao.
Dịch lở mồm long móng đang xuất hiện ở nhiều nơi
Năm 2010, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 64 xã, phường của 38 huyện, quận thuộc 23 tỉnh, thành phố. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 147 ngàn con. So với năm 2009, số ổ dịch của năm 2010 thấp hơn nhưng số tỉnh có dịch cao hơn, cho thấy sự phân bố về mặt không gian của các ổ dịch phân tán hơn.
Trong thời gian từ năm 2003 đến 2010, toàn quốc có 119 ca nhiễm cúm A/H5N1 trên người, trong đó có 59 ca tử vong.
Dịch lở mồm long móng cũng có nhiều diễn biến phức tạp. Năm 2010, dịch đã xảy ra ở 297 xã thuộc 103 huyện của 28 tỉnh, thành phố với tổng số 16.333 con trâu, bò mắc bệnh, 419 con trâu, bò phải tiêu hủy; 1.700 con lợn mắc bệnh, 848 con phải tiêu hủy.
Năm 2010, dịch tai xanh phát ra tại hơn 2.000 xã, phường, thị trấn làm gần 864 ngàn trong tổng số hơn 1 triệu lợn mắc bệnh; gần 480 con bị chết và tiêu hủy.
Hiện nay, các dịch bệnh trên vật nuôi vẫn đang diễn biến phức tạp. Sau Tết Tân Mão, dịch cúm gia cầm bắt đầu tái phát. Hiện nay, cả nước còn 3 tỉnh là Lạng Sơn, Nam Định và Kon Tum có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày.
Từ đầu năm 2011 đến nay, dịch lở mồm long móng xảy ra nặng ở các tỉnh Sơn La, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang và Kon Tum. Hiện nay, cả nước còn tới 18 tỉnh có dịch lở mồm long móng chưa qua 21 ngày.
Tránh chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch
Nguyên nhân của dịch do chính quyền và người dân tại một số địa phương chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, không triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống theo quy định, không có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền và các ngành chức năng với ngành thú y trong công tác phòng chống dịch. Việc vận chuyển gia súc, gia cầm trái phép trong nước và qua biên giới chưa được kiểm soát triệt để; công tác quy hoạch quản lý chăn nuôi, buôn bán giết mổ gia cầm, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh nhìn chung chuyển biến chưa tích cực.
Khi dịch xảy ra, việc xử lý các ổ dịch nhiều nơi chưa được triệt để, tiêm phòng bao vây ổ dịch thực hiện chưa tốt làm dịch lây lan nhanh sang các khu vực khác.
Bên cạnh đó, nguyên nhân khách quan của dịch là do tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, không an toàn của người dân (nuôi gà thả vườn, vịt chạy đồng, vịt thời vụ, chăn nuôi trâu bò thả rông…) gây khó khăn cho việc tổ chức phòng, chống dịch. Các hoạt động giết mổ, buôn bán gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, tinh vi, khó kiểm soát; thời tiết diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của vật nuôi, tạo thuận lợi cho vi rút tồn tại, phát triển và lây lan…
Nguy cơ bùng phát dịch bệnh trên vật nuôi cao
Theo kết quả giám sát của dự án GETS năm 2010, tỷ lệ đàn vịt có lưu hành vi rút cúm gia cầm trung bình là 4,2%. Hơn nữa, diễn biến thời tiết bất thường, người chăn nuôi tái đàn ngay sau dịp Tết Tân Mão, việc di chuyển của người dân sau Tết tăng cao… Do đó, nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện tại các địa phương khác là rất cao, đặc biệt các địa phương có nhiều đàn thủy cầm.
Dịch lở mồm long móng hiện cũng có nguy cơ tiếp tục lây lan rộng trong thời gian tới do nhiều gia súc bệnh, gia súc mang trùng có thể đã được giết mổ để tiêu thụ trong dịp Tết Tân Mão vừa qua làm cho mầm bệnh lây lan, phát tán rộng. Đàn gia súc đã hết thời gian miễn dịch và chưa kịp tiêm phòng nhắc lại.
Dịch lợn tai xanh năm 2010 đã bùng phát ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, do vậy, khả năng vi rút gây bệnh đã lưu hành rộng khắp trên đàn lợn nuôi tại những địa phương đã từng phát dịch, chờ điều kiện thuận lợi là bùng lên thành dịch. Trong khi đó, việc tiêm vắc xin tai xanh để phòng bệnh chưa được sử dụng rộng rãi, việc tiêm các loại vắc xin phòng một số bệnh nguy hiểm ở lợn (dịch tả lợn, tụ huyết trùng, phó thương hàn, suyễn lợn…) đạt tỷ lệ thấp, kết hợp với điều kiện chăn nuôi không bảo đảm vệ sinh và thời tiết bất lợi là những yếu tố để dịch diễn biến trầm trọng, kéo dài.
Trong năm 2011, Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đặt mục tiêu không để xảy ra ổ dịch lớn, lây lan diện rộng toàn địa bàn xã hoặc sang các xã, phường khác, khống chế được dịch lở mồm long móng trong tháng 4/2011. Khi có ổ dịch cúm gia cầm, lở mồm long móng hoặc tai xanh xảy ra, trong phạm vi 3 ngày đối với vùng đồng bằng và 5 ngày đối với vùng núi tính từ ngày có ca bệnh đầu tiên, ổ dịch phải được phát hiện, báo cáo cho các cơ quan liên quan và xử lý triệt để theo quy định, không để dịch lây lan rộng.
Dương Ngọc
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải
Theo EVNNPC
Hồng Vân
T.T