Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hoàng Hiệp
Thứ tư, 11/12/2024 - 10:54
(Thanh tra) - Bảo tàng Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) do ông Lâm Văn Bảng làm Giám đốc, hiện đang lưu giữ hàng nghìn hiện vật trong giai đoạn kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Đồng thời, nơi đây còn là địa điểm thiêng liêng dành để tưởng niệm và ghi nhớ công lao của những Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh vì dân tộc.
Ông Lâm Văn Bảng xúc động chia sẻ về những thôi thúc phải làm gì đó để tưởng nhớ công lao của đồng đội. Ảnh: Hoàng Hiệp
Năm 18 tuổi, cậu trai trẻ tên Lâm Văn Bảng đã hai lần lấy máu viết đơn xin gia nhập hàng ngũ Quân đội Nhân dân Việt Nam. Đến năm 1968, chàng trai ấy đã trở thành Thiếu úy Bộ binh, trực tiếp tham gia chiến trường tại mặt trận miền Đông Nam Bộ. Giữa lúc chiến đấu quyết liệt, Thiếu úy Lâm Văn Bảng không may bị địch bắt và đưa về giam cầm tại nhà tù Phú Quốc.
Bảo tàng của những vị anh hùng
Trải qua hơn 4 năm bị giam cầm tại nhà tù Phú Quốc, ông Lâm Văn Bảng càng thấu hiểu sâu sâu sắc sự hy sinh anh dũng của hơn 4.000 liệt sĩ. Chia sẻ về quyết định thành lập Bảo tàng, ông Bảng xúc động: “Tôi có ngày trở về như hôm nay là đổi bằng máu xương của vô số anh em khác. Nếu không làm gì cho đồng đội, những người đã ngã xuống thì bản thân thấy không cam lòng”.
Mang trên mình 15 vết thương sau khi trở về từ nhà tù Phú Quốc, ông Lâm Văn Bảng trở thành thương binh 1/4 với mức độ tổn thương lên đến 84%. Khi hòa bình lập lại, người cựu chiến binh đã lên bàn phẫu thuật tới 7 lần nhưng những đau đớn đã từng chịu đựng tại nơi "địa ngục trần gian" vẫn luôn là tảng đá lớn đè chặt trong tâm trí ông.
Nỗi ám ảnh về tiếng kêu đau đớn, ai oán của những người tù Phú Quốc năm xưa cứ thế trở thành động lực để ông Lâm Văn Bảng đi khắp mọi miền Tổ quốc sưu tầm cổ vật.
Ngày 19/7/2024, Bảo tàng chính thức được Liên minh kỷ lục thế giới và Trung ương kỷ lục gia Việt Nam công nhận là địa chỉ thu thập được nhiều nhất các tư liệu, văn vật, hiện vật về chủ đề: “Chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày”. Trong đó, phải kể đến một số hiện vật “sống” như 9 cái răng của chiến sĩ Vũ Minh Tằng; lá cờ Đảng vẽ bằng máu của chiến sĩ Nguyễn Hồng Dương; những công cụ tra tấn như đinh dài 8cm đóng lên người, lên đầu tù nhân: “gậy sầu đời”, “gậy biệt ly”. “gậy bỏ cháo”, “gậy tâm tình”.
Tại Bảo tàng, những hiện vật và mô phỏng không chỉ giúp người xem hiểu rõ hơn về sự hy sinh của các chiến sĩ cách mạng mà còn góp phần tố cáo những tội ác man rợ của chế độ Mỹ - Ngụy. Nơi đây đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục thế hệ sau về giá trị của hòa bình và sự cần thiết của việc bảo vệ nhân quyền, đồng thời tôn vinh đối với những người đã cống hiến cả tính mạng để đấu tranh cho độc lập và tự do.
Những tấm lòng tri ân đặc biệt
Đều đặn mỗi ngày, tại Bảo tàng, việc hương khói cho những Anh hùng dân tộc như Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cùng anh linh các chiến sĩ đã trở thành thói quen với mỗi tình nguyện viên ở đây. Trong số đó có không ít người là cựu tù tại nhà giam Phú Quốc - những nhân chứng sống của lịch sử. Họ không coi đó nghĩa vụ mà tự cho rằng là bổn phận, là trách nhiệm để tri ân tới đồng đội đã ngã xuống.
Đại diện Đội tiếp lửa truyền thống Bảo tàng, bà Trương Thị Lưu Sa cho biết: “Dù ít dù nhiều, chỉ cần còn có thể, chúng tôi luôn sẵn sàng góp sức, góp của để thực hiện công cuộc đền ơn đáp nghĩa với những anh linh của các anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống”.
Trải qua 20 năm xây dựng và phát triển, từ người Giám đốc đã ngoài 80 tuổi đến những người chiến sĩ văn công hỗ trợ, tất cả đều chung một ý nguyện gìn giữ và phát triển nét đẹp thiêng liêng của Bảo tàng.
“Công tác tại Bảo tàng nếu chỉ bàn về giá trị vật chất thì không đáng kể, nhưng tinh thần thì luôn hạnh phúc vì được sống trọn với đạo lý “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. Chúng tôi ghi nhớ, tạc vào lòng công lao của đồng đội bằng cách tái hiện về một thời oai hùng mà họ đã trải qua” - Giám đốc Bảo tàng Lâm Văn Bảng nhấn mạnh.
Chính nhờ cách tri ân đặc biệt này, không ít lớp thế hệ trẻ Việt Nam đã có thêm cơ hội được biết nhiều kiến thức về lịch sử, về sự tàn khốc của chiến tranh và càng trân trọng hơn nền hòa bình mà ông cha đã từng dùng máu xương để đánh đổi.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khóa XIX, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định: Bắc Ninh sẽ khẩn trương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ...
Hải Hà
15:38 11/12/2024(Thanh tra) - Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tinh gọn bộ máy, ngày 11/12, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức gặp mặt, trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức 3 cơ quan thuộc diện sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy là Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh và Sở Ngoại vụ.
Chính Bình
15:26 11/12/2024Trung Hà
14:53 11/12/2024Bùi Bình
14:35 11/12/2024Trọng Tài
14:34 11/12/2024Hoàng Hiệp
10:54 11/12/2024Hải Hà
Trung Hà
Chính Bình
Chính Bình
Trung Hà
Trung Hà
PV
Hải Hà
ĐT
Văn Thanh
PV
Hải Hà