Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề xuất Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù về điện hạt nhân

Hương Giang

Thứ hai, 21/10/2024 - 15:56

(Thanh tra) - Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi đề xuất tuỳ thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù để đảm bảo triển khai đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Chiều 21/10, thừa ủy quyền của Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trình bày trước Quốc hội về Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi. Một trong những điểm mới của dự thảo luật lần này là đề cập tới phát triển điện hạt nhân.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân

Phát triển điện hạt nhân là vấn đề mới, cần báo cáo cấp có thẩm quyền

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, dự thảo luật quy định nguyên tắc chung trong phát triển điện hạt nhân nhằm góp phần đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng và đáp ứng mục tiêu trung hoà carbon vào năm 2050 như cam kết của Việt Nam tại COP 26.

Chính phủ đề xuất Nhà nước độc quyền trong đầu tư xây dựng các dự án nhà máy điện loại này, do đây là dự án quan trọng liên quan tới an ninh quốc gia. Việc đầu tư xây dựng, vận hành và chấm dứt hoạt động, cũng như đảm bảo an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử, các quy định liên quan.

Dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng nhằm đảm bảo an toàn cao nhất. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ, dự thảo luật quy định Thủ tướng sẽ quy định cơ chế đặc thù, để triển khai đầu tư, xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân.

Quy hoạch loại nguồn điện này là một phần gắn liền, đồng bộ với quy hoạch phát triển điện lực quốc gia, để đảm bảo mục tiêu an ninh cung cấp điện.

Ngoài nguồn điện này, Nhà nước cũng đề xuất độc quyền về đầu tư nhà máy thủy điện đa mục tiêu và các dự án nguồn, lưới điện từ cấp điện áp 220 kV trở lên, nguồn và lưới điện khẩn cấp; vận hành lưới truyền tải (trừ lưới do tư nhân đầu tư xây dựng) và điều độ hệ thống điện.

Thẩm tra nội dung này, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường cho rằng, chính sách phát triển điện hạt nhân là vấn đề mới được nêu tại dự thảo luật. Do đó, cơ quan này đề nghị Bộ Công Thương - cơ quan chủ trì soạn thảo báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định quy định nội dung này và mức độ quy định trong dự thảo luật với phát triển điện hạt nhân.

Cơ quan thẩm tra cũng cho rằng việc dự thảo đưa ra nội dung Thủ tướng quy định cơ chế đặc thù để đảm bảo triển khai đầu tư xây dựng, vận hành nhà máy điện hạt nhân là không phù hợp về thẩm quyền, theo Luật Tổ chức Chính phủ, Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật.

Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy trình bày báo cáo thẩm tra Dự thảo Luật Điện lực sửa đổi. Ảnh: P.Thắng

Vì thế, Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu, chỉnh lý cho phù hợp.

Về điện năng lượng tái tạo, năng lượng mới, cơ quan thẩm tra đề nghị tiếp tục nghiên cứu, rà soát, hoàn thiện các cơ chế, chính sách ưu đãi và phân bổ các nguồn lực cho năng lượng tái tạo góp phần thực hiện cam kết của Việt Nam phấn đấu đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.

“Đặc biệt, cần bổ sung nguyên tắc bảo vệ môi trường, xử lý các tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng”, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy nói.

Quy định về thị trường điện cạnh tranh là chưa rõ ràng

Cũng theo Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, ở lần sửa đổi này, dự thảo luật đưa ra quy định giá bán điện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, nhằm đảm bảo khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm.

Cơ cấu biểu giá điện được cơ cấu lại hợp lý, giảm dần và tiến tới xoá bù chéo giữa giữa các nhóm khách hàng, vùng miền, cụ thể giữa điện sinh hoạt và sản xuất.

Cơ chế giá điện cũng được áp dụng phù hợp với các nhóm khách hàng sử dụng điện có mức tiêu thụ, phát thải cao, cơ sở lưu trú du lịch và sản xuất công nghiệp.

Giá điện đảm bảo công khai, minh bạch và bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các đơn vị điện lực, bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán trong khung giá và cơ cấu biểu giá do Nhà nước quy định.

Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường khi thẩm tra cơ bản nhất trí với các chính sách phát triển điện lực này. Song cơ quan này nhận thấy quy định về thị trường điện cạnh tranh là chưa rõ ràng, cần rà soát để bảo đảm cụ thể, thống nhất.

Dự thảo luật cũng chưa có quy định về “thị trường điện kỳ hạn” và “hợp đồng điện giao ngay”. Vấn đề này cần rà soát để bảo đảm tính thống nhất với Luật Thương mại, theo ông Lê Quang Huy.

Cơ quan thẩm tra cũng đề nghị nghiên cứu bổ sung thông tin trong hợp đồng mua bán điện phục vụ sinh hoạt và làm rõ nội dung các hoạt động mua bán điện; bổ sung quy định về nguyên tắc xác định giá và trách nhiệm của các bên trong hợp đồng dịch vụ điện; bổ sung tiêu chí xác định giá bán lẻ điện để đảm bảo tính công bằng, minh bạch trong thị trường điện cạnh tranh.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: “Không nghĩ, không mơ làm đến cấp này, chức kia”

Tân Chủ tịch nước Lương Cường: “Không nghĩ, không mơ làm đến cấp này, chức kia”

(Thanh tra) - “Trong không khí hào hùng cả nước hướng về miền Nam ruột thịt, tôi xung phong đi bộ đội, với ý thức và tâm niệm: Đi chiến đấu để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và chỉ mong đến ngày chiến thắng còn sống trở về là sung sướng, hạnh phúc; tuyệt nhiên không nghĩ, không mơ làm đến cấp này, chức kia”, tân Chủ tịch nước Lương Cường chia sẻ.

Hương Giang

17:48 21/10/2024
Chân dung Chủ tịch nước Lương Cường

Chân dung Chủ tịch nước Lương Cường

(Thanh tra) - Nhận được sự tín nhiệm cao từ Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường được bầu giữ chức Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2021-2026.

Hương Giang - Đình Tuệ

16:45 21/10/2024

Tin mới nhất

Xem thêm