Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề nghị nghiêm cấm cung cấp, mua bán, trao đổi trái phép thông tin của người tiêu dùng

Hương Giang

Thứ tư, 05/04/2023 - 22:22

(Thanh tra) - “Hiện nay một trong những vấn đề đang gây phiền phức, bức xúc cho người tiêu dùng, đó là những thông tin cá nhân của họ bị lộ lọt và rao bán công khai trên các nền tảng mạng xã hội”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy cho hay.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Nguyễn Thị Thủy. Ảnh: P.Thắng

Ngày 5/4, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách cho ý kiến về Dự luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi).

Nêu ý kiến, đại biểu Dương Khắc Mai (đoàn Đắk Nông) đề cập đến những hành vi bị cấm tại dự thảo.

Ông Mai đề nghị bổ sung thêm quy định “cấm các hành vi cung cấp, chia sẻ thông tin của người tiêu dùng cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của người tiêu dùng, trừ các trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh chuyển giao thông tin được thu thập, phù hợp với quy định của luật này và pháp luật có liên quan cho bên thứ ba lưu trữ hoặc phân tích nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh của bên chuyển giao và hai bên đã có thỏa thuận bằng văn bản về việc bên thứ ba có trách nhiệm bảo vệ thông tin người tiêu dùng theo quy định của luật này".

“Có thể nói, hiện nay một trong những vấn đề đang gây phiền phức, bức xúc cho người tiêu dùng, đó là những thông tin cá nhân của họ bị lộ lọt và rao bán công khai trên các nền tảng mạng xã hội”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy (đoàn Bắc Kạn) phát biểu sau đó.

Theo đại biểu Thủy, “dư luận nghi ngờ rằng những thông tin cá nhân của họ đang bị một số cơ sở kinh doanh trao đổi, mua bán nhằm mục đích trục lợi và yêu cầu pháp luật phải có những biện pháp để xử lý nghiêm”.

Qua nghiên cứu dự thảo luật, thấy đã đặt ra một số hành vi bị nghiêm cấm như thu thập, lưu trữ và sử dụng thông tin, nhưng bà Thủy cho rằng, “chưa bao quát được đầy đủ những hành vi có tính chất phổ biến xảy ra trong thời gian gần đây”.

Đối chiếu với một số pháp luật liên quan như Bộ luật Dân sự, Luật Luật An toàn thông tin mạng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp cũng thấy “chưa đầy đủ”.

Vì vậy, bà Thủy tán thành với ý kiến của đại biểu Dương Khắc Mai và đề nghị nghiên cứu để bổ sung thêm một số hành vi bị nghiêm cấm như hành vi cung cấp, chia sẻ, phát tán, mua bán và trao đổi trái phép thông tin của người tiêu dùng.

Cùng với đó, theo đại biểu, cần rà soát thêm một số pháp luật liên quan khác đang cấm những hành vi này để bảo đảm bao quát và đầy đủ.

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai). Ảnh: P.Thắng

Chung mối quan tâm, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vi phạm điều cầm chúng ta sẽ xử lý và nếu thực hiện tốt các điều cấm, 12 điều cấm đối với tổ chức kinh doanh, 4 điều cấm với tổ chức kinh doanh số, trên mạng thì có thể nói người tiêu dùng rất yên tâm rồi.

“Có hiệu quả, khả thi hay không thì chắc chắn phải còn khâu thực thi”, ông An nói và đề nghị, rà soát thêm xem còn các nội dung nào nữa không, bởi “trao đổi với một số đồng chí thì có thể nói còn có hành vi nữa”.

Ông An ví dụ, chính sách giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xe ô tô điện của Nhà nước hướng đến người dân, nhưng giá xe ô tô điện vẫn cao.

Từ đó, ông cho rằng, phải đưa vào điều cấm là “thực hiện, không thực hiện đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước trong việc khuyến khích đầu tư, kinh doanh mà để người tiêu dùng bị thiệt hại”.

Theo chương trình, Dự thảo Luật Bảo vệ người tiêu dùng (sửa đổi) sẽ được Quốc hội thảo luận, xem xét thông qua tại kỳ họp thứ 5 vào tháng 5 tới đây.

Tránh luật ban hành thì vi phạm tràn lan do quy định không khả thi 

Điều 14 dự thảo luật quy định vấn đề cung cấp hàng hóa, dịch vụ an toàn. Theo đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh bắt buộc phải thực hiện 2 việc: Một là, phải cảnh báo hàng hóa, dịch vụ có khả năng ảnh hưởng tới tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng. Hai là, phải thông báo về các biện pháp phòng ngừa. 

Tuy nhiên, nghĩa vụ phải “thông báo về các biện pháp phòng ngừa” khiến Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Thị Thủy rất băn khoăn và cho rằng không khả thi.

Bà Thủy ví dụ trên bao thuốc lá, các nhà sản xuất đã thực hiện cảnh báo với dòng chữ “hút thuốc lá gây ung thư phổi”.

“Nếu yêu cầu nhà sản xuất phải ghi trên bao thuốc lá biện pháp phòng ngừa thì rất khó, bởi biện pháp phòng ngừa ở đây chỉ là đừng hút nữa thôi, nên rất khó khả thi”, nữ đại biểu nói. 

Tương tự, một số dược phẩm khác, các nhà sản xuất cũng chỉ cảnh báo những tác dụng phụ của thuốc hoặc những tác dụng không mong muốn, rất ít loại thuốc ghi thêm các biện pháp phòng ngừa.

Từ thực tế đó, bà Thủy đề nghị nghĩa vụ “phải thông báo về các biện pháp phòng ngừa” nên chăng thể hiện dưới quy phạm mang tính chất khuyến nghị, chứ không mang tính chất bắt buộc đối với nhà sản xuất. 

Điều này để tránh sau khi luật ban hành thì vi phạm tràn lan trên thực tế do quy định không khả thi, mà như vậy cũng không thể xử lý được, theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm