Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đề nghị bổ sung 2.006 biên chế kiểm sát viên

Hương Giang

Thứ hai, 09/09/2024 - 14:14

(Thanh tra) - Trước tình hình tội phạm phức tạp, tăng nhanh về số vụ án và vi phạm pháp luật, để thực hiện nhiệm vụ, Viện KSND Tối cao đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao bổ sung 2.006 chức danh kiểm sát viên.

Trụ sở Viện KSND Tối cao. Ảnh: Nguồn: TTXVN

Đề nghị bổ sung 2.006 biên chế kiểm sát viên được nêu trong báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND Tối cao, gửi Quốc hội.

Từ ngày 1/10/2023 đến ngày 31/7/2024, tại báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND Tối cao cho biết, ngành KSND đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng đầu tranh, phát hiện, khởi tố mới 83.615 vụ/137.44 bị can, tăng 88 vụ (1,06%) và 8.607 bị can (6,7%) so với cùng kỳ năm trước.

Viện KSND các cấp cũng thụ lý 12.402 vụ án hành chính (tăng 5,7%); kiểm sát việc giải quyết 444.459 vụ, việc dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động theo thủ tục sơ thẩm (tăng 6,8%).

“Chọn người theo công việc”

Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao, Ban Cán sự Đảng Viện KSND Tối cao đã ban hành nhiều nghị quyết liên quan đến công tác cán bộ. Trong đó, chú trọng các giải pháp quy hoạch, đào tạo, gắn với phân công giao việc và đánh giá cán bộ chính xác, thực chất, có sự thuyết phục.

Song song là tăng cường luân chuyển, đào tạo cán bộ, chú ý lựa chọn cán bộ có năng lực, cán bộ trẻ, cán bộ nữ có triển vọng phát triển để phân công giao việc những lĩnh vực khó, địa bàn phức tạp để thử thách.

Điều này, nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, nhất là người đứng đầu các cấp kiểm sát đủ năng lực đảm đương nhiệm vụ với yêu cầu ngày càng cao trong giai đoạn hiện nay theo nguyên tắc “chọn người theo công việc”.

Trong kỳ báo cáo, Viện KSNS Tối cao đã trình và được Chủ tịch nước quyết định bổ nhiệm 5 kiểm sát viên Viện KSND Tối cao.

Viện trưởng Viện KSND Tối cao đã quyết định điều động, bổ nhiệm với 260 cán bộ tại viện KSND các cấp, gồm: 2 vụ trưởng và tương đương, 2 phó vụ trưởng và tương đương, 1 Viện trưởng Viện KSND Cấp  cao, 1 Phó Viện trưởng Viện KSND cấp cao, 6 Viện trưởng Viện KSND cấp tỉnh…

Vẫn theo báo cáo, ngành KSND đã tăng cường và kiểm soát việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ, nhiệm vụ, chủ động hơn nữa công tác tự kiểm tra, thanh tra.

“Công tác thanh tra được coi là một trong những biện pháp quan trọng trong quản lý, điều hành của người đứng đầu nhằm kiểm soát quyền lực trong hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án để phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong đơn vị”, báo cáo nêu.

Đã khởi tố điều tra 7 công chức ngành KSND về tội Nhận hối lộ

Viện trưởng Viện KSND Tối cao khẳng định, đã chỉ đạo người đứng đầu các cấp kiểm sát chủ động phát hiện sai phạm của cán bộ, xử lý nghiêm để làm gương, nghiêm cấm báo che hoặc bỏ qua vì thành tích thi đua của đơn vị.

Theo đó, ngành KSND đã phát hiện một số vi phạm, thiết sót của công chức, kiểm sát viên trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ như một số vụ án phải rút một phần quyết định truy tố…

Đáng chú ý, cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao đã khởi tố điều tra 3 vụ với 7 bị can là công chức ngành KSND về tội nhận hối lộ.

Cùng với xử nghiêm vi phạm, Viện trưởng Viện KSND Tối cao yêu cầu người đứng đầu các cấp kiểm sát tạo môi trường, điều kiện để cán bộ yên tâm thực hiện nhiệm vụ, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

Đối mặt nhiều áp lực trong tình trạng thiếu biên chế

Lãnh đạo Viện KSND Tối cao cho hay, hiện nay, tình hình tội phạm diễn biến phức tạp, số lượng các vụ án, vụ việc tội phạm và vi phạm pháp luật tăng nhanh, với nhiều tội phạm mới có tình chất phức tạp hơn.

Trung bình lĩnh vực hình sự tăng khoảng 10%/năm; lĩnh vực hành chính, dân sự, kinh doanh thương mại tăng khoảng 10-12%/năm, có năm tăng 15%/năm.

Trong khi, ngành KSND thực hiện thêm nhiều nhiệm vụ mới theo quy định của luật, khối tượng công việc tăng lên nhiều; yêu cầu về pháp luật và kỷ luật ngày càng cao.

“Ngành phải đối mặt với nhiều áp lực trong tình trạng thiếu biên chế, thiếu chức danh tư pháp - kiểm sát viên các cấp là chức danh bắt buộc phải có để thực hiện nhiệm vụ”, theo Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

Báo cáo nêu, thực hiện Nghị quyết 39 về tinh giản biên chế, trong 10 năm (2011-2022) biên chế của ngành KSND không tăng, đến năm 2022 mới được phân bổ lại số biên chế bị cắt giảm.

Do đó, Viện KSND Tối cao đề nghị Ủy ban thường vụ Quốc hội giao bổ sung 2.006 chức danh kiểm sát viên các ngạch (gồm: 766 kiểm sát viên sơ cấp cho viện KSND cấp huyện, 1.240 kiểm sát viên trung cấp).

Trong 1.240 kiểm sát viên trung cấp có 441 biên chế cho Viện KSND cấp tỉnh và 799 biên chế cho Phó Viện trưởng Viện KSND cấp huyện để tương đồng giữa chức vụ và chức danh, tạo điều kiện thuận lợi trong lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn kiểm sát viên sơ cấp thực hiện nhiệm vụ.

Lãnh đạo Viện KSND Tối cao cũng cho biết hiện chính sách với ngành KSND còn bất cập.

Cụ thể, cùng thực hiện chức năng, nhiệm vụ với môi trường, tính chất công việc về cơ bản là như nhau, nhưng chế độ, chính sách của kiểm sát viên các cấp, điều tra viên của Cơ quan điều tra Viện KSND Tối cao lại khác biệt, chênh lệch khá lớn so với các điều tra viên ở ngành công an, quân đội.

“Đề nghị Quốc hội, Chính phủ xem xét giao cơ quan có liên quan phối hợp với Viện KSND Tối cao nghiên cứu cơ chế phân bổ ngân sách theo hướng căn cứ nhiệm vụ và khối lượng công việc thực hiện để giao dự toán chi thường xuyên phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đặc thù của ngành KSND”, theo báo cáo của Viện trưởng Viện KSND Tối cao.

Theo dự kiến chương trình, báo cáo công tác của Viện trưởng Viện KSND Tối cao sẽ được Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến tại phiên họp thứ 37 trong tháng 9 này, sau đó sẽ trình Quốc hội tại kỳ họp 8 vào tháng 10.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

Sơn La thông qua phương án hợp nhất Sở Lao động, Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ

(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.

Trần Kiên

19:34 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm