Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 21/10/2015 - 11:20
(Thanh tra) - Sáng 21/10, bên hành lang Quốc hội, Trưởng Ban Nội chính tỉnh Phú Yên, Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Nguyễn Thái Học nhấn mạnh, chủ trương đưa 8 vụ án tham nhũng trọng điểm ra xét xử sơ thẩm trước Đại hội lần thứ XII của Đảng thể hiện quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, cũng như tính nghiêm minh của pháp luật.
Trưởng Ban Nội chính tỉnh Phú Yên, ĐBQH Nguyễn Thái Học. Ảnh: Thảo Nguyên
Phát hiện, xử lý và thực trạng tham nhũng còn một khoảng cách rất lớn
- Việc lựa chọn 8 đại án trọng điểm này để đưa ra xét xử trước Đại hội lần thứ XII Đảng có xứng tầm?
Những vụ án tham nhũng này có tính chất nghiêm trọng, số tiền thất thoát lớn cho nên Ban Chỉ đạo
Trung ương về phòng, chống tham nhũng mới chọn để chỉ đạo xử lý.
- Dù kết quả phòng, chống tham nhũng thời gian qua được đánh giá là có những kết quả nhất định, nhưng chưa chưa đẩy lùi được nạn tham nhũng, thưa ông?
Đúng vậy! Trung ương, Quốc hội và ngay trong báo cáo của Chính phủ cũng nhận định, chưa ngăn chặn, đẩy lùi được tệ nạn tham nhũng. Điều này, cho thấy giữa phát hiện, xử lý và thực trạng tham nhũng còn một khoảng cách rất lớn. Hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng nhiều nhưng việc phát hiện, xử lý chưa đáp ứng được yêu cầu.
- Vì sao, vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu?
Khâu quan trong nhất trong đấu tranh chống tham nhũng là phải phát hiện hành vi tham nhũng. Đảng đã nhìn nhận, đánh giá rõ, tham nhũng diễn biến phức tạp, nghiêm trọng nhưng các vụ việc phát hiện, xem xét, xử lý thì rất ít.
1.000 tỷ trong vụ Vinashin không thu hồi được là bài học đau xót
- Bên cạnh phát hiện, xử lý tham nhũng còn rất ít, thì tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng cũng rất thấp?
Đây lại là vấn đề khác tiếp theo sau phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng. Nếu phát hiện, xử lý là trừng trị người có hành vi tham nhũng thì thu hồi tài sản tham nhũng là biện pháp khắc phục những thiệt hại mà tài sản Nhà nước bị thất thoát. Đây là hai quá trình khác nhau.
- Trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn công nghiệp tàu thủy Việt Nam Vinashin, cơ quan thi hành án dân sự vừa ra quyết định trả lại đơn yêu cầu thi hành án số tiền hơn 1.000 tỷ đồng vì xác nhận người phải thi hành án không còn điều kiện thi hành án. Ông nghĩ gì về điều này?
Cử tri, người dân và bản thân tôi khi nhận được thông tin này thấy rất buồn, bức xúc. Tài sản của Nhà nước bị thiệt hại như thế mà không thu hồi được. Đây là sức lao động, là mô hồi lao động của người dân. Rõ ràng tài sản của người dân, tài sản của Nhà nước mà không thu hồi được là bài học đau xót.
- Vậy làm thế nào để tăng được tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thưa ông?
Muốn thu hồi được tài sản tham nhũng, khắc phục được thiệt hại cho Nhà nước, trước hết phải phát hiện ra vụ việc tham nhũng.
Cùng với phát hiện các hành vi tham nhũng thì phải thực hiện các biện pháp để tránh tẩu tán tài sản tham nhũng như kê biên tài sản. Lâu nay, chúng ta phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng rồi mới tiến hành thu hồi tài sản tham nhũng nên tỷ lệ hồi không đạt được kết quả như mong muốn.
Quan trọng phải tiến hành kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản
- Có ý kiến cho rằng, để thu hồi được tài sản tham nhũng, một trong những biện pháp quan trọng là phải thực hiện kê khai tài sản. Nhưng biện pháp này lâu nay được đánh giá là hình thức. Làm thế nào để khắc phục tình trạng này thưa ông?
Phải công khai, minh bạch việc kê khai tài sản. Quan trọng phải tiến hành kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản. Chúng ta vẫn quy định công khai, minh bạch nhưng việc kiểm tra, giám sát xem việc kê khai tài sản đó đúng hay không đúng và nếu không đúng là phải xử lý thế nào thì vẫn là khâu yếu.
- Tại kỳ họp này, Quốc hội sẽ thông qua loạt các bộ luật, luật liên quan đến hoạt động tư pháp, trong đó có các quy định để phòng, chống tham nhũng hiệu quả. Ông nhận định gì về vấn đề này?
Hệ thống pháp luật của chúng ta phục vụ cho công tác phòng, chống tham nhũng đã được chú trọng ban hành nhiều. Nhưng với các quy định hiện hành vẫn còn có kẻ hở cho những người lách luật, hoặc cố tình thực hiện hành vi vi phạm để thu vén cho cá nhân mình.
Cho nên, phải có sự rà soát, bổ sung những quy định, trong đó có cả Luật Phòng, chống tham nhũng để làm sao hệ thống phát luật ban hành một cách đồng bộ và khi tổ chức triển khai thực hiện phải quyết liệt.
Vấn đề người dân mong muốn kỳ vọng là đấu tranh phòng, chống tham nhũng phải có sự chỉ đạo quyết liệt từ Trung ương đến địa phương, nhất là ở các cơ quan địa phương, đơn vị. Hiện nay Trung ương thực hiện đã quyết liệt rồi, nhưng sự vận hành bộ máy phòng, chống tham nhũng như thế nào một cách đồng bộ từ Trung ương đến địa phương là vấn đề thời gian tới chúng ta phải quan tâm.
- Xin cảm ơn ông!
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC