Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đấu giá biển số đẹp, người dân từ chối số xấu được không?

Thứ ba, 30/05/2017 - 10:41

(Thanh tra)- Ngày 29/5, thảo luận tại hội trường Dự án Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước (sửa đổi), nhiều Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) cho rằng, nếu coi biển số xe, số nhà, mã số định danh… là kho số và tổ chức đấu giá, thì người dân cũng có quyền từ chối những số họ cho là xấu.

ĐBQH Nguyễn Văn Cảnh. Ảnh: TN

Lo ngại quản lý khó khăn

Trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của QH Nguyễn Đức Hải, một số ý kiến đề nghị bổ sung số điện thoại đẹp, biển số xe đẹp… vào nội dung phân loại tài sản công.

“Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo bổ sung vào Dự thảo Luật là “kho số khác phục vụ quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật””, ông Hải cho biết.

Tuy nhiên, luật hoá đấu giá biển số đẹp thế nào để khả thi thì vẫn là vấn đề còn tiếp tục gây tranh luận.

Là người đề nghị bổ sung quy định đấu giá biển xe đẹp từ kỳ họp thứ hai của QH (cuối năm 2016), ĐB Nguyễn Văn Cảnh (Bình Định) nêu, biển số xe đẹp phải là biển số được đa số đồng tình khi thực hiện khảo sát và từng nhóm số đẹp sẽ được phân ra để đấu giá hoặc định giá tùy thuộc vào hiệu quả đem lại cho ngân sách và tính khả thi trong thực hiện.

“Còn các số được cấp theo yêu cầu của chủ phương tiện không thuộc nhóm số đẹp sẽ được quy định chung một mức giá cụ thể. Ví dụ như 20 triệu đồng/số. Còn những số bấm ngẫu nhiên thực hiện như hiện nay thì không thu tiền”.

Minh chứng cho đề xuất của mình, ĐB tỉnh Bình Định liệt kê, trong mục series 99.999 số, có 12.186 số đẹp, dự đoán có 61.500 chủ phương tiện sẽ yêu cầu số theo ngày sinh, ngày cưới, số đặc biệt theo cá nhân họ. Nếu tổng kết 1 series, có thể thu được 1.639 tỷ đồng. Với số lượng ô tô bán trong năm 2016 là hơn 300.000 chiếc, nếu thực hiện chủ trương này trong năm 2016 có thể thu được gần 5.000 tỷ đồng. Nếu triển khai tương tự với xe hai bánh thì cũng thu được một số tiền tương tự.

Tranh luận lại, theo ĐB Bùi Văn Phương (Ninh Bình), thực tế chỉ những ôtô đẹp mới hay tìm số đẹp như phát lộc, phát tài, tứ quý… còn với đa số người dân, nếu được số đẹp thì tốt nhưng không được cũng không sao.

Ông Phương cho rằng, liên quan đến Hiến pháp, đến quyền tài sản, nếu đã tổ chức đấu giá, người mua được biển đẹp, sau này họ không dùng nữa, bán lại biển số xe này lại gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước.

Cũng theo ĐB Phương, việc khó quản lý còn thể hiện ở kho số nhà, hiện được quản lý theo số thứ tự và dãy bên lẻ, bên chẵn. Nếu dự luật coi số nhà là kho số được đấu giá, giả sử theo thứ tự nhà tôi sẽ là số 13 nhưng tôi không thích số đó và đấu giá số khác. Như vậy Nhà nước sẽ phải quản lý thế nào?

“Chúng ta quy định thế này, sau này liên quan đến một loạt các luật khác sẽ quản lý rất khó khăn, mà chưa chắc đã thu được gì”, ông Phương đề nghị cân nhắc điều này.

ĐBQH Bùi Văn Phương. Ảnh: TN

Cũng nói đến con số 13, ĐB Nguyễn Thanh Hồng (Bình Dương) đặt vấn đề, cử tri hỏi số đẹp Nhà nước bán, số không đẹp công dân có quyền bỏ tiền ra từ chối được không.

“Ví dụ số 13, ba chìm bảy nổi, nếu số đấy, công dân có quyền từ chối để bảo đảm công bằng không? Ngoài biển số xe đẹp, các số khác như số định danh công dân thì công dân cũng rất có nhu cầu chọn số đẹp… Cho nên, đề nghị cân nhắc chuyện này”, ông Hồng nói.

Sử dụng ô tô công đang được thiết kế theo hướng dùng chung

Liên quan đến việc tiếp nhận các tài sản cho/biếu/tặng, theo Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách, nhiều ý kiến đề nghị cần quy định chặt chẽ, cụ thể trong luật. Vì thực tế hiện nay một số cơ quan, đơn vị sử dụng các tài sản cho, biếu, tặng (ô tô) không đúng tiêu chuẩn, định mức được quy định, dẫn đến việc phải trả lại các tài sản này cho các tổ chức, cá nhân cho/biếu/tặng.

“Tiếp thu ý kiến ĐBQH, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo bổ sung vào Điều 11 về các hành vi bị cấm như sau: “Sử dụng xe ô tô và các tài sản khác do các tổ chức, cá nhân biếu, tặng cho không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ”, ông Hải cho biết.

Theo ĐB Ngọ Duy Hiểu (Hà Nội), không chỉ xử lý hành vi sử dụng mà cần phải xử lý cả hành vi nhận. Bởi hành vi nhận mới là hành vi tiền đề của sử dụng.

ĐB Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) cũng cho rằng, cần thiết kế chặt chẽ hơn, bởi ngoài tặng xe, không loại trừ trường hợp có cả tiền.

“Nhiều đơn vị người ta gợi ý luôn tôi có ôtô rồi, đề nghị tặng tiền. Đó là sự thật. Ngoài ra, cần bổ sung thêm thời điểm, bởi có trường hợp tặng đúng định mức, chế độ, quy định nhưng vào thời điểm nhạy cảm như khi xét thầu, thì khó có thể nói là không có mục đích. Các cụ đã tổng kết “của biếu là của lo, của cho là của nợ” là rất đúng”, ĐB Trí nhấn mạnh.

Liên quan đến khoán kinh phí sử dụng tài sản công (Điều 34), có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể ngay trong dự thảo luật cơ chế áp dụng khoán xe công, đối tượng áp dụng, cách tính mức khoán và thời điểm áp dụng...

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: TN

Ủy ban Thường vụ QH cho rằng, việc thí điểm và áp dụng chế độ khoán kinh phí sử dụng xe công mới được triển khai thực hiện ở một số cơ quan, cần có sự tổng kết, đánh giá thận trọng. việc quy định cách tính mức khoán, các chức danh cụ thể... cần được quy định ở văn bản dưới luật để bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với sự biến động của nền kinh tế và nhu cầu của công tác quản lý của Nhà nước trong từng thời kỳ.

Riêng về thẩm quyền quy định mức khoán kinh phí, tiếp thu ý kiến của ĐB, Ủy ban Thường vụ QH đã chỉ đạo điều chỉnh theo hướng thay thẩm quyền của Bộ Tài chính bằng thẩm quyền của Chính phủ.

Giải trình, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, tiêu chuẩn định mức sử dụng ô tô đang được thiết kế theo hướng dùng chung. Như ở cấp tỉnh, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng Ủy ban, Văn phòng Hội đồng là đơn vị sử dụng ô tô chung, để bảo đảm được việc giảm đầu xe, sử dụng xe tiết kiệm.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm