Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đảng viên không được nhập quốc tịch, chuyển tiền ra nước ngoài không báo cáo, kê khai

Hương Giang

Thứ bảy, 04/12/2021 - 13:25

(Thanh tra) - Theo hướng dẫn của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đảng viên không được nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.

Đảng viên không được tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện cho việc chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm pháp luật trở thành tiền và các tài sản có nguồn gốc hợp pháp. Ảnh: Đ.X

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có Hướng dẫn số 02 thực hiện quy định về những điều đảng viên không được làm (Quy định số 37 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII).

Không được mua bán tài sản ở nước ngoài không kê khai, báo cáo với tổ chức Đảng

Trong Quy định số 37 của Trung ương, Điều 9 quy định, đảng viên không được báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, kê khai tài sản, thu nhập không trung thực. Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp; nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở ngoài trái quy định.

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã có hướng dẫn cụ thể thực hiện điều này.

Theo đó, đảng viên không được báo cáo, lập hồ sơ, kê khai lý lịch, lịch sử bản thân không đúng, không đầy đủ, không cụ thể, không rõ ràng; che giấu, tẩy xoá, thêm bớt, thay đổi tài liệu, thông tin trong hồ sơ, hoặc kê khai không đúng quy định về nội dung, thời gian, thời điểm, người và nơi quản lý hoặc thủ tục xác nhận.

Đảng viên không được kê khai tài sản, thu nhập không đúng, không đầy đủ theo quy định của pháp luật về số lượng, chủng loại, giá trị và biến động của tài sản, thu nhập; giải trình nguồn gốc thu nhập, tài sản tăng thêm không đúng, không đầy đủ.

Đồng thời, không được chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện việc kê khai, công khai, kiểm soát tài sản, thu nhập không đúng quy định về nội dung, thời gian; tổng hợp báo cáo kết quả về xác minh tài sản, thu nhập không chính xác, không đúng thời hạn theo quy định, yêu cầu của tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Đảng viên không được sử dụng hoặc có hành vi bao che, giúp đỡ cho người khác kê khai, sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp để dự thi tuyển, xét tuyển, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, thi/xét nâng ngạch, thi/xét nâng hạng chức danh nghề nghiệp để được bổ nhiệm, đề cử, ứng cử, bầu cử vào các vị trí, chức danh cao hơn, phong tặng hoặc công nhận các danh hiệu của Đảng và Nhà nước.

Đảng viên không được nhập quốc tịch nước ngoài, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài, mở tài khoản và mua bán tài sản ở nước ngoài không báo cáo, kê khai với tổ chức đảng quản lý trực tiếp, không đúng quy định của pháp luật.

Đảng viên không được tiếp tay, bao che, dung túng cho việc đưa, nhận, môi giới hối lộ

Điều 14 của Quy định số 37 quy định, đảng viên không được tham ô, đưa, nhận, môi giói hối lộ hoặc lợi dụng vị trí công tác để môi giới, hối lộ dưới mọi hình thức; tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện thực hiện hoạt động rửa tiền, đi vay, cho vay trái quy định của pháp luật.

Theo hướng dẫn thực hiện như sau: đảng viên không được chiếm đoạt tài sản của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức kinh tế mà mình được giao phụ trách, quản lý.

Không được nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức; tiếp tay, bao che, dung túng cho việc đưa, nhận, môi giới hối lộ; gợi ý, đòi hỏi tổ chức, cá nhân đưa chi phí ngoài quy định trong giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ công.

Đảng viên không được tổ chức, tham gia hoặc tạo điều kiện cho việc chuyển đổi các khoản lợi nhuận hoặc tài sản khác có được từ hành vi vi phạm pháp luật trở thành tiền và các tài sản có nguồn gốc hợp pháp; tổ chức, tham gia việc huy động vốn, tài sản và cho vay trái quy định của pháp luật.

Đảng viên cũng không được tặng, nhận quà dưới mọi hình thức để tác động đến tổ chức, người có trách nhiệm dẫn đến việc quyết định sai, có lợi riêng cho bản thân hoặc cá nhân, tổ chức, cơ quan, doanh nghiệp theo Điều 15 Quy định 37.

Hướng dẫn thực hiện điều này nêu rõ, đảng viên không được ban hành chính sách, chế độ; phê duyệt dự án; bổ nhiệm, đề bạt chức vụ, thăng quân hàm, chuyển đổi vị trí công tác, thay đổi tội danh, mức án, hình thức kỷ luật; quyết định cấp văn bằng, chứng chỉ, giấy phép, khen thưởng, công nhận hoặc xác nhận học hàm, học vị, danh hiệu, sửa điểm, nâng điểm các kỳ thi...

Không được quyết định, biểu quyết trong việc thông qua, phân bổ các nguồn lực như ngân sách, tài nguyên, nhân lực, vốn đầu tư; nâng cấp, mở rộng cơ sở, quy mô, chỉ tiêu đào tạo, dạy nghề...

Đảng viên cũng không được quyết định thay đổi quy hoạch, dự án, đề án; chuyển đổi mục đích và quyền sử dụng đất, rừng; cấp giấy phép khai thác tài nguyên, khoáng sản; thay đổi mục đích sử dụng công trình, vốn đầu tư, sản xuất, kinh doanh...

Không được cản trở, mua chuộc, trả thù người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra

Điều 13, Quy định số 37 quy định, đảng viên không được can thiệp, tác động vào hoạt động kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo để bao che, tiếp tay cho các hành vi vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tác động, ép buộc, mua chuộc tổ chức, cá nhân để giảm trách nhiệm, hình phạt cho người khác.

Với điều này, Ủy ban Kiểm tra hướng dẫn thực hiện cụ thể là đảng viên không được:

1. Thực hiện không nghiêm, không đúng, không đầy đủ các quy định (quy trình, thủ tục, phương pháp nghiệp vụ) để làm thay đổi, sai lệch kết luận, kết quả kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án hoặc xâm phạm các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

2. Tham mưu, đề xuất, quyết định giảm trách nhiệm, giảm án, giảm tội, bỏ lọt tội phạm, giảm hình phạt, mức phạt, mức bồi thường vật chất, thời gian thi hành, chấp hành án, xét ân xá... cho người khác không đúng quy định.

3. Thực hiện không nghiêm, không đúng, không đầy đủ các quy định của pháp luật trong việc khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các biện pháp ngăn chặn (bắt, tạm giữ, tạm giam, tha...) trong quá trình đấu tranh phòng, chống tội phạm.

4. Thay đổi, kéo dài thời hạn, thời gian kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xử lý vi phạm mà không có lý do chính đáng; sử dụng kết luận, biên bản và các thông tin có liên quan không có trong quy trình, quy định để gây áp lực, vòi vĩnh tổ chức, cá nhân dưới mọi hình thức. Tạm giữ tiền, tài sản không đúng quy định.

5. Chậm giải quyết hoặc không giải quyết đơn thư khiếu nại, tổ cáo, khởi kiện, đơn yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự, tin báo tố giác tội phạm theo quy định của pháp luật; bao che, tiếp tay, dung túng hoặc không xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật thuộc thẩm quyền, trách nhiệm của mình hoặc không yêu cầu khắc phục hậu quả vi phạm theo quy định của pháp luật.

6. Có hành vi chống đối, cản trở, mua chuộc, trả thù, trù dập, khống chế, vu khống người làm nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, xét đặc xá, giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm