Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 25/08/2011 - 09:42
(Thanh tra)- 3. Võ Nguyên Giáp là một vị tướng sắc sảo nhất về nghệ thuật khoét sâu chỗ yếu của địch
(Tiếp theo kỳ trước)
Ông rất cẩn trọng trong so sánh tương quan lực lượng đôi bên, không bao giờ đánh giá thấp đối phương nhưng cũng không bao giờ đề cao hoặc gờm ngại lực lượng và sức mạnh của địch. Bằng nhiều phương thức khác nhau, ông theo dõi sát, nắm rất chắc tình hình địch cả lâu dài và trước mắt ở chiến trường và tại chính quốc, phân tích sâu kỹ một cách hết sức khách quan, khoa học. Nhờ đó, đã “dĩ bất biến ứng vạn biến”, hạn chế chỗ mạnh tạm thời, khoét sâu mâu thuẫn, nhược điểm của đối phương ngày càng lớn. Công tác giáo dục, tuyên truyền đối nội, đối ngoại luôn tập trung làm rõ 3 chỗ yếu cơ bản của địch không thể nào khắc phục nổi:
+) Tính chất các cuộc chiến tranh của Pháp, Mỹ ở Đông Dương là chiến tranh xâm lược, phi chính nghĩa. Quân đội đế quốc cực kỳ dã man, tàn bạo.
+) Kẻ thù xâm lược không có những điều kiện tối quan trọng đuợc xem là thuộc tính của chiến tranh: “Thiên thời, địa lợi, nhân hoà”, mà lòng dân thuộc về ai thì kẻ đó sẽ thắng.
+) Phương thức tác chiến tập trung quy mô lớn và hiện đại, đánh nhanh thắng nhanh của đội quân xâm lược Pháp, Mỹ là hoàn toàn không thích hợp ở chiến trường Việt Nam, mà quân và dân ở đây lại tiến hành chiến tranh quy mô nhỏ, sử dụng rộng rãi chiến tranh du kích, đánh lâu dài, toàn dân là chiến sỹ.
Chính những chỗ yếu cơ bản này không thể nào khắc phục được, đã làm cho nội bộ giới cầm quyền và chỉ huy của đối phương luôn mâu thuẫn, lục đục. Lực lượng quân sự trên chiến trường ngày càng tổn thất, suy kiệt. Tinh thần sỹ quan, binh lính ngày càng hoang mang, tuyệt vọng, chán ghét chiến tranh. Nhân dân ở chính quốc và dư luận tiến bộ trên thế giới phản đối kịch liệt, không ủng hộ. Ngược lại, quân và dân Việt Nam căm thù địch sâu sắc, càng nêu cao lòng yêu nước, quyết tâm chiến đấu bảo vệ bằng được độc lập, tự do cho Tổ quốc.
Về chiến lược, khi địch chiếm ưu thế về binh hoả lực, Võ Nguyên Giáp biết tổ chức phòng ngự, cầm cự, tấn công tiêu hao, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, tránh tổn thất lớn cho ta. Khi đã tạo được thế cân bằng hoặc vượt trội, thì lập tức chuyển sang phản công, tấn công mạnh mẽ làm cho địch tổn thất nặng nề.
Về chiến dịch, chiến thuật và trong chiến đấu, khi địch tập trung binh hoả lực mở những cuộc hành quân quy mô lớn, các đơn vị vũ trang Việt Nam biết cách phân tán lực lượng, tránh đối đầu trực diện theo kiểu đánh “vỗ mặt, chọi trâu”, thực hiện “lai vô ảnh, khứ vô hình”, khiến địch không tìm thấy đối phương; đánh vào chỗ trống, tốn rất nhiều sức lực, tiền của nhưng không mang lại hiệu quả như mong muốn. Ngược lại, đụng đầu với cuộc chiến tranh toàn dân mà tất cả đàn ông, đàn bà, người già, trẻ con đều là chiến sỹ, làm cho chúng bị thương vong, lo sợ cái chết luôn rình rập. Chúng nơm nớp sợ hãi cả gỗ, đá, thân tre, lá lúa cũng biến thành chông, bẫy, gươm, dao có thể sát hại chúng mọi nơi, mọi lúc. Đồng thời, quân chủ lực Việt Nam lại nắm rất chắc tình hình địch, tập trung lực lượng bất thần đánh vào chỗ yếu và hiểm yếu sơ hở, khiến chúng bị thương vong to lớn, hết sức khiếp đảm.
Khoét sâu chỗ yếu của địch, Võ Nguyên Giáp đã buộc đế quốc Pháp từ tấn công ồ ạt bị thất bại, phải chuyển sang phòng ngự, cuối cùng là co cụm trong các cứ điểm kiên cố, để rồi nhận thất bại cay đắng ở Điện Biên Phủ. Còn đế quốc Mỹ đã phải 4 lần thay đổi chiến lược quân sự: “Lập ấp chiến lược dồn dân, bình định nông thôn” “chiến lược chiến tranh đặc biệt”, “chiến lược chiến tranh cục bộ” và cuối cùng là “chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghiên cứu và phân tích rất thấu đáo những điểm yếu của địch cả về chiến lược, chiến dịch, chiến thuật để hạ quyết tâm trước khi hành động. Vì vậy, ông là nhà cầm quân chiến lược luôn làm cho đối phương sa lầy, bị động, buộc phải thay đổi thế cờ và đánh theo cách đánh của ông; từ đó đã thua trận. Người ta gọi đó chính là thiên tài quân sự.
4. Về tài thao lược, thế giới xem ông là bậc thầy về chiến lược, chiến thuật quân sự
Hơn 30 năm chỉ huy quân sự, Võ Nguyên Giáp chưa từng phạm sai lầm về chiến lược. Ngược lại, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị, ngoài những viên tướng và bộ trưởng quốc phòng nổi tiếng khác của đối phương, cùng với quân và dân Việt Nam anh hùng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã buộc 10 danh tướng tổng chỉ huy quân đội Pháp, Mỹ mắc sai lầm về chiến lược và thua trận, trong đó có 7 đại tướng Pháp: Philippe Leclerc, Étienne Valluy, C.Blaijot, M.Carpentier, De Lattre De Tassigny, Raoul Salan, Henri Navarre và 3 đại tướng Mỹ là Wesmoreland, C.Abrams, F.C. Weyand.
Các thiên tài quân sự thường truyền lại binh thư, binh pháp cho người đời. Võ Nguyên Giáp đã dốc tâm nghiên cứu học thuyết quân sự của cả giai cấp vô sản và tư bản, cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc của Liên Xô, chiến tranh chống Nhật của Trung Quốc, lý luận quân sự của Clausewit, những trận đánh của Napoléon, đặc biệt là truyền thống đánh giặc của tổ tiên và dân tộc ta, những trận đánh thắng và không thắng của ta trong đánh Pháp, đánh Mỹ, đúc kết thành những nguyên tắc quân sự độc đáo, làm giàu thêm kho tàng lý luận quân sự Việt Nam.
Ông không qua một trường lớp quân sự chính quy nào, không tiến thân bằng con đường quân sự học đường. Ông học tập và trưởng thành trong thực tế là chính. Chiến tranh luôn ẩn chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên không thể biết và lường trước được hết. Ông không xử trí chiến thuật quân sự bằng những “giải pháp quân sự cố định của học đường”, mà luôn xuất phát từ thực tế chiến trường để giải quyết mọi tình huống ngoài dự kiến và lật ngược thế cờ.
(Còn nữa)
Đại tá Hồ Ngọc Sơn
Nguyên Trưởng phòng Thông tấn quân sự
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải