Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"Đại gia, đại ca làm hư hỏng cán bộ... còn khá phổ biến"

Thứ ba, 19/09/2017 - 19:29

(Thanh tra) - Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt cho hay, có việc “đại gia, đại ca làm hư hỏng cán bộ, làm méo mó các quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật còn khá phổ biến”.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt.

Ngày 19/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội dành một ngày cho ý kiến về các báo cáo công tác của Chánh án TAND Tối cao, Viện trưởng Viện KSND Tối cao; các báo cáo của Chính phủ về công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án và công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.

“Công lý chậm trễ là dẫn đến bất công”

Cho ý kiến, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt bày tỏ quan điểm đồng ý với các báo cáo và chia sẻ với các cơ quan thực thi pháp luật.

“Khối này đã đóng góp vào sự ổn định phát triển đất nước rất lớn”, ông Việt nói, “không thể vì vụ này, vụ kia mà phủ nhận công lao của anh em thực thi pháp luật”… Và bằng những vụ án lớn, những đại án lớn đã củng cố lòng tin trong nhân dân.

Bên cạnh những điều đáng ghi nhận, hoan nghênh, ông Việt thẳng thắn nêu ra những điều chưa đạt.

“Mình làm như thế nhưng đơn thư khiếu nại, tố cáo còn nhiều quá. Mà đơn thư vòng vo thì khổ dân, bao nhiêu vụ ách tắc, nhưng lên trên này thì đẩy xuống, dưới thì dừng lại không giải quyết. Đây là vấn đề nhân dân còn nhiều bức xúc”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng An ninh lưu ý. 

Nếu như trước đây, tình trạng “lợi ích nhóm”, “sân sau” mới chỉ là nghi ngờ của dư luận cử tri nhưng qua một số vụ án lớn được đưa ra xét xử gần đây, qua kết quả kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra Trung ương cho thấy những nghi ngờ của dư luận cử tri là có căn cứ.

Ủy ban Tư pháp cho rằng, trong thời gian tới, định hướng phòng, chống tham nhũng cần tập trung phát hiện, xử lý, phòng ngừa đối với tham nhũng dưới hình thức “lợi ích nhóm”, “sân sau””, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nói.

Ông cũng nói đến việc “đại gia, đại ca làm hư hỏng cán bộ, làm méo mó các quan hệ đạo đức xã hội, thậm chí vi phạm pháp luật còn khá phổ biến. Nhưng những đối tượng này vẫn đứng ngoài vòng pháp luật". 

Theo ông Việt, đây là những đối tượng ít người nhắc đến, ít báo cáo nói đến. Nhưng trong dư luận xã hội còn nặng nề.

Vấn đề đạo đức nghề nghiệp của một bộ phận cán bộ công chức ở khối này cũng cần phải củng cố thêm. “9-10 việc tốt, nhưng chỉ một vài việc không tốt thì nhân dân mất niềm tin”, ông Việt nhấn mạnh.

Nhắc đến các đại án giết người hàng loạt hay vụ hai tử tù vượt ngục bị bắt được ngay, Phó ban Dân nguyện Đỗ Văn Đương cho hay, dân khâm phục công an lắm. Nhưng cho rằng, tiến độ xử án tham nhũng còn chậm, kéo dài. Tỷ lệ trả hồ sơ điều tra bổ sung cao. Có vụ Tòa trả lại 3 lần, kéo dài đến 6 năm.

“Công lý chậm trễ là dẫn đến bất công, doanh nghiệp phá sản vì việc này”, ông Đương kiến nghị, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có ý kiến sâu vấn đề này để có giải pháp.

Phó Ban Dân nguyện cũng đề nghị, công khai rộng rãi kết luận thanh tra, nhất là những vụ thanh tra lớn đúng thời gian quy định, tránh tình trạng thanh tra xong để đấy.

“Nhiều việc ta làm nhiều công sức, nỗ lực nhưng vì cái đó mà người ta cảm thấy có khuất tất, hiệu quả phòng, chống tham nhũng kém”, ông Đỗ Văn Đương nhấn mạnh thêm, kiểm toán, thanh tra đóng vai trò quan trọng nhất để kiểm soát tham nhũng.

Ngoài ra, năm nào cũng nói đến khoảng 300 - 400 án tuyên khó thi hành là chuyện thực tế. Ông Dương dẫn chứng, có vụ án nhà 3m tuyên án chia đôi, vụ án ly hôn tuyên chồng tầng trên, vợ tầng dưới không có đường ra nên không thi hành được làm người dân bức xúc, khiếu kiện.

Theo Phó Ban Dân nguyện cần phải tổng kết còn bao nhiêu vụ án tuyên một đằng mà thực tế một nẻo.

Đề nghị tổng kiểm tra công tác bổ nhiệm cán bộ trong cả nước

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Nguyễn Sỹ Cương đặt vấn đề, báo cáo của Chính phủ, các ngành, cũng như báo cáo thẩm tra chưa nêu được đề xuất, kiến nghị nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

“Một trong điểm chung của vụ án tham nhũng, đặc biệt là các vụ án tham nhũng lớn vừa qua là ai gây ra người đó chịu, còn cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan chức năng thì vô can”, ông Cương cho rằng, nếu không có giải pháp làm triệt để thì không nâng cao được trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của các cơ quan chức năng.

Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tư pháp cũng chỉ ra, ý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức còn hạn chế; việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ trong quá trình giải quyết công việc của người dân, doanh nghiệp vẫn còn xảy ra.

Xử lý trách nhiệm người đứng đầu để xảy ra tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị vẫn còn bị xem nhẹ, chưa tương xứng với số vụ việc, vụ án tham nhũng được đưa ra xét xử thời gian qua.

Theo báo cáo, trong kỳ chỉ có 25 người đứng đầu thiếu trách nhiệm để xảy ra tham nhũng bị xử lý trong khi đó có 328 bị cáo bị TAND các cấp xét xử sơ thẩm về tội danh tham nhũng; hàng trăm nghìn vụ việc bị xử phạt hành chính, trong đó có những vụ liên quan đến tham nhũng.

“Xử lý người có hành vi tham nhũng, người bao che cho hành vi tham nhũng và người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng trong nhiều trường hợp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng “nhờn luật”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp nói.

Ủy ban Tư pháp đề nghị, Chính phủ chỉ đạo tổng kiểm tra về công tác bổ nhiệm cán bộ trong phạm vi cả nước để trả lời dư luận cử tri về tình trạng bổ nhiệm cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý không đúng quy định, bổ nhiệm lãnh đạo nhiều hơn công chức, bố trí người thân vào những vị trí dễ phát sinh tham nhũng.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm