Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ hai, 20/03/2017 - 16:59
(Thanh tra) - Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng.
Sự thành công của Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6 và Liên hoan văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên năm 2017 không dừng lại ở chuỗi sự kiện, mà quan trọng đó là hình thành liên kết vùng vô cùng đắt giá trong tiêu thụ và quảng bá sản phẩm cà phê, một hướng đi bền vững cho các hàng hóa nông sản khác của Việt Nam. Là tổ chức tín dụng giữ vai trò chủ lực trên thị trường tín dụng nông nghiệp, nông thôn và đầu tư phát triển cà phê nói riêng, trong hoạt động đầu tư tín dụng, ngoài các lĩnh vực thương mại, sản xuất truyền thống, hiện nay, Agribank đang tiếp tục tìm kiếm, thúc đẩy đầu tư đối với các dự án sản xuất áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín đem lại hiệu quả cao cho các bên tham gia.
Từ liên kết cá nhân, tập thể đến liên kết vùng
Tại chuỗi sự kiện Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên lần thứ 4 diễn ra mới đây tại TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, một trong những vấn đề được đa số đại biểu quan tâm đó chính là “liên kết phát triển”. Nhiều doanh nghiệp tham gia chuỗi sự kiện quan trọng này, bên cạnh mục đích giới thiệu sản phẩm, tìm kiếm đối tác mua bán các sản phẩm cà phê với các doanh nghiệp khác, mà mục tiêu cao hơn đó là tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác, liên kết với các đối tác lớn cùng chung mục đích để cùng phát triển.
Một trong những lời giải được đưa ra đối với “bài toán” giải quyết tồn tại, hạn chế của nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay đó là vấn đề liên kết để phát triển. Trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay, cùng với tiến bộ vượt bậc về khoa học kỹ thuật, công nghệ… thì hầu hết mọi người đều nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của việc liên kết nhằm tận dụng tối đa thế mạnh riêng có của các bên tham gia để nâng cao hiệu suất của hoạt động sản xuất, kinh doanh. Tham gia Hội thi “Nhà nông đua tài” diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 6, người nông dân trồng cà phê có cơ hội lĩnh hội được những kiến thức, kỹ năng trong sản xuất cà phê và các vấn đề liên quan từ sản xuất đến chế biến, thị trường cũng như các chính sách có liên quan đến lĩnh vực sản xuất cà phê, tái canh cà phê, vệ sinh an toàn thực phẩm… Bởi đối với người nông dân, khi có trong tay các điều kiện sản xuất như đất đai, ý tưởng, nguồn vốn đầu tư của ngân hàng… thì việc nắm bắt được càng nhiều kiến thức về cà phê, về kỹ thuật canh tác, tái canh cà phê, vấn đề đất trồng và kỹ thuật thu hoạch, chế biến cà phê đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, để khi trở về địa phương có thể áp dụng vào phát triển kinh tế gia đình, làm giàu cho bản thân và xã hội là vô cùng quan trọng.
Còn đứng ở góc độ của các nhà quản lý, chuyên gia về lĩnh vực nông nghiệp, thì liên kết vẫn là vấn đề “phải bàn nhiều lần”, trước mắt cần gom các hộ sản xuất đơn lẻ thành hợp tác xã, thành doanh nghiệp nông nghiệp, để quản lý từ đầu vào, kỹ thuật đến đầu ra… Trên thực tế, đầu vào bây giờ không phải quá tốt, người nông dân vẫn sử dụng vật tư theo cảm tính, đôi khi dùng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật.
Còn ở góc độ các nhà doanh nghiệp, vấn đề liên kết để phát triển đã đặt ra từ lâu ở địa phương, nhưng cho đến nay, vấn đề này vẫn chưa bền vững, mặc dù trên thực tế đã có khá nhiều hộ nông dân tham gia với trên diện tích sản xuất cà phê khá lớn…
Mặc dù thấy được vai trò tác dụng hiện hữu của việc liên kết, nhưng để quá trình liên kết này được hình thành một cách bền vững, chặt chẽ, một trong những “mắt xích” vô cùng quan trọng và quyết định đó là vai trò kết nối, điều hành của cơ quan quản lý Nhà nước được thể hiện tích cực hơn, rõ ràng hơn.
Tại các địa phương cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Nguyên thời gian qua đã hình thành một số mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu sản phẩm và sản xuất cà phê đạt chứng chỉ chất lượng quốc tế; một số mô hình liên kết giữa tổ chức, doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm với nông hộ sản xuất cà phê. Tuy nhiên, hiện cà phê Tây Nguyên cũng như cà phê Việt Nam nói chung hầu như chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế. Giá trị gia tăng, chất lượng sản phẩm vẫn còn thấp. Đa số cà phê xuất khẩu dưới dạng thô hoặc sơ chế nên giá trị thu được chưa cao. Cùng với đó, tình trạng biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành sản xuất cà phê của toàn vùng. Mặt khác, năng lực tìm kiếm thị trường của các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp còn yếu. Dự báo thông tin giá cả chưa chính xác. Liên kết phát triển chuỗi giá trị sản phẩm tuy bước đầu đã được hình thành nhưng vẫn còn lỏng lẻo, chưa có sự kết nối chặt chẽ giữa sản xuất – chế biến – tiêu thụ để có thể tạo ra các sản phẩm thực sự có giá trị cao có khả năng tiếp cận trực tiếp vào chuỗi giá trị toàn cầu…
Để nhanh chóng gỡ bỏ những tồn tại nêu trên, tại Hội nghị xúc tiến đầu tư vùng Tây Nguyên lần thứ 4 do Ban Chỉ đạo Tây Nguyên tổ chức, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chỉ đạo: Để Tây Nguyên phát triển, trở thành vùng đất trù phú của cả nước, cần tập trung mọi nguồn lực, xã hội hoá công tác xây dựng cơ sở hạ tầng; tăng cường hơn nữa liên kết vùng để tạo điều kiện cho việc tiêu thụ nông sản và phát triển du lịch; đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các tỉnh Tây Nguyên tập trung thu hút đầu tư, phát triển nông nghiệp theo chuỗi và quan tâm khai thác các giá trị gia tăng cho sản phẩm, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh lớn, nhất là nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch.
Cùng hành động tạo liên kết chặt chẽ, bền vững
Trải qua 29 năm hình thành và phát triển (26/3/1988 – 26/3/2017), đến nay, Agribank là Ngân hàng Thương mại duy nhất do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ, giữ vai trò chủ lực trong việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về cung cấp tín dụng và các dịch vụ tiện ích ngân hàng cho nền kinh tế nói chung và lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân nói riêng. Agribank tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu các NHTM trong Bảng xếp hạng 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2016 (VNR 500) với quy mô tổng tài sản trên 01 triệu tỷ đồng; nguồn vốn huy động 924.000 tỷ đồng; tổng dư nợ tín dụng 795.000 tỷ đồng, trong đó cho vay nông nghiệp nông thôn chiếm 70%/tổng dư nợ cho vay của Agribank và 51% tổng dư nợ cho vay của toàn ngành ngân hàng đầu tư cho lĩnh vực này. Hiện nay, Agribank có hơn 4 triệu khách hàng đang vay vốn thuộc 5 lĩnh vực ưu tiên, 7 chính sách tín dụng, 02 chương trình mục tiêu quốc gia về Xây dựng nông thôn mới và Giảm nghèo bền vững theo chỉ đạo của Chính phủ, NHNN.
Đến thời điểm hiện tại, trên toàn khu vực Tây Nguyên, Agribank có 9 chi nhánh loại I và hệ thống các chi nhánh loại 2, phòng giao dịch đang hoạt động, đảm bảo vốn cho vay, cung cấp đầy đủ các dịch vụ ngân hàng phục vụ đến tận huyện, xã cho người dân. Tổng nguồn vốn huy động năm 2016 đạt trên 924.000 tỷ đồng, trong đó khu vực Tây Nguyên xấp xỉ 37.000 tỷ đồng. Dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2016 đạt hơn 791.000 tỷ đồng, khu vực Tây Nguyên đạt gần 60.000 tỷ đồng, chiếm 27% tổng dư nợ cho vay của các tổ chức tín dụng trên địa bàn.
Riêng đối với tín dụng ngành cà phê, tính đến 31/12/2016, tổng dư nợ cho vay ngành cà phê toàn hệ thống Agribank đạt 15.475 tỷ đồng. Trong đó, riêng các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nguyên, dư nợ cho vay cà phê đạt gần 13.400 tỷ đồng. Dư nợ cho vay cà phê các chi nhánh khu vực Tây Nguyên chiếm 86,2% tổng dư nợ cho vay cà phê của toàn hệ thống Agribank, chiếm 30% tổng dư nợ cho vay cà phê của các TCTD trên địa bàn Tây Nguyên (dư nợ cho vay cà phê của các TCTD trên địa bàn Tây Nguyên ước tính đạt khoảng 45 nghìn tỷ đồng). Riêng về tái canh cà phê, đến nay đã có hơn 6.300 khách hàng được vay vốn tái canh cà phê với tổng dư nợ đạt 745 tỷ đồng. Agribank chủ động nắm bắt nhu cầu vốn tái canh cà phê của các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình nhằm chủ động chuẩn bị nguồn vốn đáp ứng nhu cầu của khách hàng, đồng thời báo cáo, phản ánh kịp thời các khó khăn vướng mắc để xử lý nhằm đưa chính sách tái canh cà phê thực sự phát huy hiệu quả.
Với mong muốn cùng nông nghiệp Tây Nguyên và nông nghiệp Việt Nam phát triển an toàn, bền vững, Agribank cam kết dành nguồn lực và sẵn sàng đầu tư đối với những dự án, phương án liên kết sản xuất kinh doanh có tính khả thi, bền vững, đặc biệt là những dự án áp dụng công nghệ cao, quy trình tiên tiến.
Hiện thực hóa cam kết này, tại Hội thảo “Phát triển nông nghiệp Tây Nguyên: Góc nhìn từ các nông dân tỷ phú”, Agribank Bắc Đắk Lắk, đại diện Agribank - đại diện nhà doanh nghiệp đã tham gia ký kết hợp tác liên kết “4 nhà” gồm: Nhà nước, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp và nhà nông. Trong hoạt động đầu tư tín dụng, ngoài các lĩnh vực thương mại, sản xuất truyền thống, hiện nay, Agribank đang tiếp tục tìm kiếm, thúc đẩy đầu tư đối với các dự án sản xuất áp dụng công nghệ cao, sản xuất theo chuỗi liên kết khép kín đảm bảo về năng lực tài chính, khả năng quản lý, tính liên kết và tuân thủ thỏa thuận của các bên tham gia, đặc biệt là khả năng dự báo thị trường…
Tại Hội nghị xúc tiến đầu tư khu vực Tây Nguyên, Agribank tiếp tục cam kết đầu tư vốn tín dụng cho các dự án tập trung vào các lĩnh vực thế mạnh của khu vực Tây Nguyên, cụ thể:
1. Agribank chi nhánh Kon Tum cam kết cấp hạn mức tín dụng 1.000 tỷ đồng đối với Công ty Dược liệu và thực phẩm Măng đen để triển khai dự án Nhà máy chế biến sữa dê công nghệ cao tại tỉnh Kon Tum.
2. Agribank chi nhánh Gia Lai thỏa thuận tài trợ vốn thực hiện dự án nhà máy sản xuất phân hữu cơ vi sinh đối với Công ty Sinh học Minh Hoàng Gia Lai với số tiền 135 tỷ đồng.
Thái Anh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Thu Huyền
Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền