Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 14/10/2020 - 15:44
(Thanh tra) - Theo Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cử tri và nhân dân một số nơi bức xúc vì giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, có dấu hiệu “lợi ích nhóm”; thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường.
Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết, cử tri và nhân dân đề nghị ngành Giáo dục cần có hướng dẫn thống nhất danh mục sách giáo khoa chính thức, nhất là bộ sách giáo khoa lớp 1. Ảnh: quochoi.vn
Ngày 14/10, tiếp tục chương trình làm việc phiên họp thứ 49, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về các báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ 10 của Quốc hội.
Chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong nhà trường
Trình bày dự thảo báo cáo, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh cho biết, cử tri và nhân dân đánh giá cao nỗ lực của Quốc hội, Chính phủ, các ngành, các cấp đã chung sức, đồng lòng cùng người dân và doanh nghiệp khắc phục khó khăn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Cử tri và nhân dân cũng ghi nhận những nỗ lực của ngành Giáo dục tổ chức kỳ thi trung học phổ thông quốc gia năm 2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn ra phức tạp. Các biện pháp phòng, chống dịch trong trường học được chỉ đạo thực hiện nghiêm túc. Lễ khai giảng năm học mới được tổ chức phù hợp với điều kiện của mỗi địa phương, cơ sở giáo dục.
Tuy nhiên, cử tri và nhân dân một số nơi bức xúc vì giá sách giáo khoa tăng cao so với năm học trước, có dấu hiệu “lợi ích nhóm”; thiếu hướng dẫn và thông tin chưa rõ ràng việc sử dụng sách giáo khoa trong các nhà trường; việc lạm thu đầu năm học vẫn tồn tại.
“Ngành Giáo dục cần có hướng dẫn thống nhất danh mục sách giáo khoa chính thức, nhất là bộ sách giáo khoa lớp 1, chỉ đạo và kiểm tra việc quản lý, sử dụng sách tham khảo; có giải pháp kiên quyết hơn với việc lạm thu đầu năm học”, ông Hầu A Lềnh cho biết ý kiến của cử tri.
Nêu ý kiến này, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc và Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Hà Ngọc Chiến cho biết, có nhiều lỗi khiến người dân rất bức xúc.
Dư luận đặt câu hỏi về việc biên soạn, thẩm định bộ sách giáo khoa này ra sao, có chặt chẽ không mà để xảy ra nhiều lỗi.
“Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cần sớm vào cuộc để tìm hiểu, thẩm tra vấn đề được dư luận, cử tri, nhân dân nêu”, Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh đề nghị.
Ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho biết, ngày mai (15/10) Uỷ ban này sẽ có báo cáo gửi tới Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về vấn đề của giáo dục - đào tạo, trong đó có vấn đề mà dư luận đang quan tâm là bộ sách giáo khoa Tiếng Việt 1 của Bộ Cánh Diều.
“Khi đi giám sát chúng tôi nhận thấy Bộ Giáo dục và Đào tạo có quy trình rất đầy đủ nhưng sao vẫn để xảy ra lỗi trong sách giáo khoa Tiếng Việt 1”, ông Phan Thanh Bình băn khoăn và cho rằng, cần nhìn nhận lại khâu thẩm định chương trình, sách giáo khoa như thế nào, việc chọn lựa, thẩm định đã chặt chẽ chưa?
Đề nghị tăng cường thanh tra lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng
Về xây dựng Đảng và Nhà nước, theo đánh giá của cử tri và nhân dân, việc tổ chức đại hội Đảng các cấp trong thời gian qua đã thành công tốt đẹp.
Theo ông Hầu A Lềnh, cử tri và nhân dân tiếp tục thể hiện sự tin tưởng, kỳ vọng vào quyết tâm chính trị và hành động quyết liệt của Đảng, Nhà nước trong xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị, đội ngũ cán bộ và đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, các cơ quan chức năng đã xử lý nhiều vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp gây bức xúc trong xã hội…
Cử tri và nhân dân cũng đánh giá cao những kết quả trong đấu tranh, trấn áp tội phạm, sự quyết liệt trong đấu tranh phòng ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật của ngành Công an, chính quyền một số địa phương và cơ quan tư pháp các cấp.
Công cuộc đấu tranh chống tham nhũng còn không ít khó khăn, còn tình trạng đối tượng phạm tội tham nhũng tẩu tán tài sản, bỏ trốn, tham nhũng vặt, nhũng nhiễu trong giải quyết các thủ tục hành chính vẫn tồn tại; việc thực hiện tiết kiệm trong chi tiêu công vẫn chưa đạt hiệu quả tích cực.
“Cử tri và nhân dân còn lo lắng về tội phạm cướp giật, tín dụng đen, lừa đảo, bắt cóc trẻ em, giết người, đánh bạc qua mạng, cho vay nặng lãi; tội phạm ma túy vẫn diễn biến hết sức phức tạp, mức độ ngày càng nghiêm trọng”, ông Hầu A Lềnh nêu.
Bên cạnh đó, một số địa phương, cơ quan, đơn vị chưa quan tâm đúng mức đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, tình trạng khiếu nại, tố cáo về đất đai vẫn diễn biến phức tạp, nhiều vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài ở một số địa phương chưa được giải quyết dứt điểm.
Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Quốc quốc Việt Nam đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Bộ Công an, các ngành chức năng, chính quyền địa phương tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh, triệt phá các băng nhóm giang hồ, xã hội đen, buôn bán ma túy, đẩy nhanh tiến độ điều tra, truy tố, xét xử các vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp.
Đồng thời chỉ đạo Thanh tra Chính phủ tăng cường công tác thanh tra đối với những lĩnh vực có nguy cơ phát sinh tham nhũng, các dự án thua lỗ kéo dài, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm; quản lý chặt chẽ, tiết kiệm hơn nữa việc mua sắm, sử dụng tài sản công.
Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng đề nghị Chính phủ chỉ đạo ngành Thanh tra và chính quyền các cấp tập trung thanh tra, kiểm tra giải quyết dứt điểm các vụ việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, nhất là liên quan đến tranh chấp đất đai, thu hồi đất; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, chính sách liên quan đến đất đai; công khai, minh bạch các thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm việc công khai các kết luận thanh tra….
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương