Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Công trình nghiên cứu nghiêm túc, đạt kết quả xuất sắc

Thứ sáu, 23/09/2011 - 09:25

(Thanhtra) - Vừa qua, tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã diễn ra Hội nghị nghiệm thu đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước: “Khiếu nại, tố cáo hành chính (KN,TC HC) - cơ sở lý luận, thực trạng và giải pháp” do TS. Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Thường trực (Thanh tra Chính phủ) làm Chủ nhiệm; Viện Khoa học Thanh tra là cơ quan chủ trì.

Toàn cảnh Hội nghị nghiệm thu đề tài

Tham dự Hội nghị có GS.TS. Võ Khánh Vinh (Chủ tịch Hội đồng) cùng các thành viên trong Hội đồng nghiệm thu, đại diện Bộ KH&CN, Thanh tra Chính phủ và đông đảo các thành viên tham gia đề tài.
   
TS. Lê Tiến Hào, Phó Tổng Thanh tra Chính phủ, Chủ nhiệm đề tài cho biết, Đề tài được bố cục theo 3 chương. Chương I “Những vấn đề lý luận về KN,TC HC”: Nghiên cứu quyền KN,TC HC của công dân trên bình diện rộng. Trên cơ sở quan niệm, vai trò đặc điểm của KN,TC HC, những kết quả nghiên cứu lý luận trong chương I là cơ sở để tạo lập cơ chế giải quyết KN,TC HC, coi đó là trọng tâm góp phần bảo đảm thực hiện quyền KN,TC HC của công dân. Chương II, “Thực trạng KN,TC HC và giải quyết KN,TC HC”: Đánh giá toàn diện tình hình KN,TC và công tác giải quyết KN,TC HC; phân tích sâu pháp luật và thực hiện pháp luật về tiếp công dân và xử lý đơn thư KN,TC và thực trạng cơ chế giải quyết KN,TC HC hiện nay. Để có thêm cơ sở đánh giá mức độ hoàn thiện của cơ chế giải quyết KN,TC HC ở Việt Nam, đề tài đã phân tích cơ chế giải quyết KN,TC HC của một số nước trên thế giới, trong đó tập trung vào những vấn đề liên quan đến hệ thống tổ chức có thẩm quyền giải quyết KN,TC HC; trình tự, thủ tục giải quyết KN,TC HC; quyền và nghĩa vụ của các bên trong KN,TC HC. Chương III “Định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật, nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN,TC HC”. Đề tài đưa ra 4 định hướng chính cho việc hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết KN,TC HC và các nhóm giải pháp: Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về KN,TC HC (hoàn thiện pháp luật về KNHC; hoàn thiện pháp luật về TC và giải quyết TCHC); 6 giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giải quyết KN,TC HC. Để thực hiện các nhóm giải pháp này, Đề tài đã đưa ra bản kiến nghị cụ thể, trong đó có những kiến nghị về việc xây dựng pháp luật về KN,TC HC và kiến nghị những việc cần thực hiện đối với các chủ thể có thẩm quyền như Quốc hội, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương, Mặt trận Tổ quốc… Nhiều kết luận khoa học rút ra trong quá trình nghiên cứu đề tài này đã được các thành viên trong Ban Chủ nhiệm chuyển thể thành những đề xuất, góp ý với các Ban soạn thảo, Tổ Biên tập và được đưa vào nội dung dự thảo Luật KN và Luật TC để trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới…

Ban Chủ nhiệm Đề tài chụp ảnh lưu niệm với Hội đồng nghiệm thu

Phản biện Đề tài, GS.TS. Phạm Hồng Thái, Phó Chủ tịch Hội đồng (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã khẳng định: Đây là một đề tài được thực hiện một cách toàn diện, bài bản, khoa học có tính logic, chặt chẽ và luận giải một cách hợp lý, không chỉ trong lĩnh vực KN,TC mà trong các phương pháp điều tra xã hội học; gắn hoạt động giải quyết KN,TC HC với công tác quản lý Nhà nước. PGS.TS. Bùi Xuân Đức (Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam) nhận định: Ý nghĩa lý luận của các quan điểm và giải pháp được nhóm nghiên cứu đề tài nêu ra đã đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về hoạt động giải quyết KN,TC trong thời kỳ đổi mới, cũng như đổi mới về mô hình và phương thức giải quyết cho phù hợp, có hiệu quả. Về ý nghĩa thực tiễn của đề tài, TS. Bùi Xuân Đức cho rằng, Đề tài đã bổ sung những tri thức mới góp phần làm chuyển biến nhận thức của xã hội. Đây là nguồn tham khảo quan trọng trong hoạt động nghiên cứu, đào tạo, cung cấp tư liệu tham khảo bổ ích cho sinh viên, học viên, giảng viên, nhà khoa học trong các lĩnh vực chính trị học, luật học, xã hội học.

Nhận xét về Đề tài, các thành viên trong Hội đồng KH&CN cùng thống nhất đánh giá rất cao cách thức tổ chức, thực hiện đề tài; và khẳng định, đây là một công trình nghiên cứu công phu, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn trong đời sống pháp lý Việt Nam hiện nay. Đề tài đã thể hiện là một công trình nghiên cứu nghiêm túc và có nhiều thành công, đóng góp cho khoa học chuyên ngành. Các kết quả nghiên cứu có tính gợi mở và có giá trị tham khảo. Nhiều kiến nghị của đề tài có tính đột phá. Về cơ bản, Đề tài đã triển khai và giải quyết đầy đủ các vấn đề đặt ra và xứng đáng được đánh giá hoàn thành tốt. Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng cũng đề nghị Ban chủ nhiệm Đề tài cần bổ sung số liệu mới và cần nghiên cứu sâu hơn mang tính liên ngành, đa ngành về KN,TC HC; tăng cường tổng kết, đánh giá thêm về những bất cập, vướng mắc trong thực tiễn giải quyết KN,TC HC so với pháp luật thực định, trên cơ sở đó để hoàn thiện kết quả nghiên cứu và góp phần nâng Đề tài có giá trị cao hơn nữa…

Trên cơ sở những phản biện, nhận xét, đánh giá, Hội đồng KH&CN đã nhất trí đánh giá nghiệm thu kết quả nghiên cứu Đề tài đạt loại xuất sắc với 91,5/100 điểm.


Bài, ảnh Ánh Tuyết

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm