Theo dõi Báo Thanh tra trên
Phương Anh
Thứ tư, 06/01/2021 - 21:20
(Thanh tra)- Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị Y tế toàn quốc được tổ chức sáng nay, ngày 6/1.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: TM
Nhiều thành tựu nổi bật
Biểu dương những thành tích đặc biệt xuất sắc của ngành Y tế trong năm qua, Thủ tướng nhấn mạnh, ngành Y tế đã có những bước đổi mới và phát triển hết sức tích cực, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong năm 2020 nói riêng và giai đoạn 2016 - 2020 nói chung.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, năm 2020 là một năm dài đối với những “chiến sĩ áo trắng”, những người đã nỗ lực, dấn thân, nhất là những người trực tiếp phòng, chống đại dịch COVID-19 với tinh thần không quản khó khăn, sẵn sàng cống hiến, hy sinh, cùng với lực lượng quân đội, công an, ngoại giao… để bảo vệ sức khỏe, tính mạng cho nhân dân.
Điểm lại một số thành quả nổi bật của ngành Y tế trong năm 2020, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, bên cạnh thành công trong khống chế đại dịch COVID-19, Việt Nam là một trong 4 nước trên thế giới phân lập và nuôi cấy thành công virus Corona chủng mới, tự sản xuất được bộ kit test chẩn đoán SARS-CoV-2, sản xuất máy thở; nghiên cứu, sản xuất vaccine phòng COVID-19...
Chất lượng khám chữa bệnh được nâng cao, chỉ trong vòng 45 ngày, chúng ta đã hoàn thành kết nối với 1.000 điểm cầu khám chữa bệnh từ xa. Hết năm 2020, 1.500 điểm cầu được kết nối.
Đáng lưu ý, Y tế là một trong hai bộ, ngành đưa 100% dịch vụ công cấp 4 lên môi trường mạng kết nối với cổng dịch vụ và cổng quốc gia; ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh COVID-19; Công khai Y tế...
Tại hội nghị, Thủ tướng cũng đánh giá cao những thành tựu nổi bật trong ngoại khoa và ghép tạng, những thành quả về dân số và chất lượng dân số.
"Đây là những thành tựu đáng tự hào của đất nước, ngành Y tế, góp phần thực hiện thành công các mục tiêu của Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng" - Thủ tướng nhấn mạnh.
Bên cạnh những kết quả rất tích cực nêu trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, trong giai đoạn vừa qua vẫn xảy ra những vấn đề trong ngành Y tế, đòi hỏi chúng ta phải suy nghĩ và hành động quyết liệt. Vẫn tồn tại tình trạng quá tải ở một số bệnh viện Trung ương và tuyến cuối. Vẫn còn xảy ra sự cố đáng tiếc liên quan đến năng lực, trình độ của các y bác sĩ. Quản trị bệnh viện còn bất cập, chưa đào tạo quản lý bệnh viện chuyên nghiệp, một số ít cán bộ y tế lợi dụng làm việc không tốt gây tai tiếng cho ngành Y tế.
Cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh chưa đáp ứng được yêu cầu, vẫn còn tình trạng bệnh nhân và người nhà bệnh nhân xếp hàng từ rất sớm để đợi khám chữa bệnh, được nộp tiền và bệnh viện yêu cầu tạm ứng gây phiền hà cho người bệnh.
Các bệnh viện, cơ sở y tế tuyến Trung ương, nhất là Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 còn chưa hoàn thành, đưa vào sử dụng. Công tác quản lý thuốc, trang thiết bị y tế còn còn những hạn chế, bất cập trong mua sắm đấu thầu... Có nơi chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm đến công tác an toàn thực phẩm, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân...
Thủ tướng cho biết, trong những năm tới, công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của nước ta tiếp tục đặt cho ngành Y tế những yêu cầu, nhiệm vụ và thách thức mới, hết sức nặng nề, đòi hỏi ngành Y tế phải nỗ lực phấn đấu, cùng các ngành, các cấp và toàn xã hội vượt qua khó khăn, thử thách, biến “nguy” thành “cơ” để tạo ra chuyển biến cơ bản, toàn diện.
Tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19
Về nhiệm vụ trong thời gian tới, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu ngành Y tế tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 tại cộng đồng và trong các cơ sở y tế.
Tết Nguyên đán sắp tới với nhiều sự kiện quan trọng, Đại hội toàn quốc lần thứ XIII của Đảng sẽ diễn từ 25/1-2/2/2020. Do đó, ngành Y tế, lực lượng quân đội, công an và các địa phương phải nâng cao tinh thần cảnh giác, tuyệt đối không lơ là, chủ quan, không để dịch bệnh xâm nhập, bùng phát và lây lan; đồng thời đảm bảo công tác y tế phục vụ Đại hội Đảng tuyệt đối an toàn.
Nhân dịp này, Thủ tướng kêu gọi mỗi người dân hãy nêu cao tinh thần cảnh giác, đấu tranh với biểu hiện lơ là, chủ quan, coi thường lợi ích cộng đồng trong phòng, chống dịch bệnh COVID-19 để đón Tết lành mạnh, an toàn.
Dịch bệnh COVID-19 vẫn tiếp tục kéo dài, chưa xác định được thời điểm kết thúc nên phải tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch, thông điệp 5K của Bộ Y tế, đồng thời phải đẩy nhanh việc nghiên cứu, sản xuất vắc xin, nhập khẩu vắc xin đáp ứng nhu cầu phòng, chống dịch COVID-19.
Với việc đã hoàn thiện 98 triệu hồ sơ sức khỏe cá nhân, ngành Y tế đã tạo được tiền đề quan trọng để hiện thực hiện hóa chủ trương mọi người dân Việt Nam đều được bác sĩ quản lý, theo dõi, tư vấn và chăm sóc sức khỏe toàn diện.
“Vì vậy, ngành Y tế phải tiếp tục đổi mới, với trọng tâm là y tế cơ sở, phải có những giải pháp đột phá về chuyên môn, cơ chế tài chính cho y tế cơ sở, trạm y tế xã...”, Thủ tướng yêu cầu.
Công khai, minh bạch, chống tham nhũng, tiêu cực
Thủ tướng đề nghị ngành Y tế phải công khai, minh bạch trong quản trị ngành; trong mua sắm, đấu thầu; tập trung hoàn thành Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2, đảm bảo nguồn nhân lực để đưa vào hoạt động trong năm 2021, không thể để chậm chễ lâu hơn nữa, đáp ứng lòng mong mỏi của nhân dân có cơ sở khám chữa bệnh mới, khang trang, hiện đại.
Ngành Y tế phải đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý bằng các cơ chế, chính sách cũng như cơ chế quản trị trong từng bệnh viện, cơ sở y tế. Phải tăng cường phân cấp, tự chủ, xã hội hóa gắn với công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình. Chính phủ đã phê duyệt Nghị quyết về thí điểm tự chủ cho 4 bệnh viện: Bạch Mai, Việt Đức, K, Chợ Rẫy và phê duyệt các đề án tự chủ cụ thể cho Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện K.
Chính phủ quyết tâm cải thiện tình trạng quá tải bệnh viện, chất lượng dịch vụ y tế gắn với cơ chế tiền lương, giá dịch vụ y tế, bảo hiểm y tế. Do đó, Bộ Y tế cần chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện để tiếp tục triển khai lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế gắn với thực hiện bảo hiểm y tế, phấn đấu đạt mục tiêu 95% vào năm 2025.
“Chính phủ và nhân dân không thể chấp nhận tình trạng bệnh nhân mù mờ trước chi phí y tế, do đó ngành Y tế phải có trách nhiệm đảm bảo tính minh bạch về viện phí hơn nữa, kiểm soát tốt hơn chi phí dược phẩm, phác đồ và thuốc chữa bệnh cũng như vật tư, thiết bị y tế. Chống tiêu cực, tham nhũng và đẩy mạnh công khai, minh bạch hóa bằng ứng dụng công nghệ thông tin ở các cơ sở khám chữa bệnh trên toàn quốc”, Thủ tướng đề nghị.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Đức Tài
Chính Bình
PV
N. Phê
N. Phó
Trung Hà
CB
Đông Hà
Đông Hà
Hoàng Nam
Kim Thành