Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ tư, 16/11/2016 - 20:40
(Thanh tra) - Trả lời báo chí bên hành lang Quốc hội chiều ngày 16/11, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Đình Quyền cho biết, vừa có công văn trả lời về việc nghiên cứu xử lý kỷ luật hành chính đối với ông Vũ Huy Hoàng.
Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Nguyễn Đình Quyền trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội
Theo Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp, việc xử lý kỷ luật hành chính đối với vụ việc của ông Hoàng hiện pháp luật đang có “lỗ hổng”. Nhưng chúng ta hoàn toàn vẫn có cơ sở pháp lý nếu vận dụng khoản 1 Điều 80 Luật Cán bộ, công chức năm 2008 liên quan đến thời hiệu xử lý kỷ luật.
Căn cứ điều khoản về thời hiệu trên, áp dụng Điều 78 Luật Cán bộ, công chức, có thể xử lý kỷ luật ông Vũ Huy Hoàng theo các hình thức: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi miễn.
“Vận dụng trong các hình thức gì trong khiển trách, cảnh cáo, cách chức, bãi nhiệm thì do chúng ta. Nhưng cách chức, bãi nhiệm có nên hay không thì phải tính vì ông Vũ Huy Hoàng không còn đương chức. Theo tôi, vận dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo là phù hợp, vì chức đã hết", ông Quyền nêu ý kiến.
Ông Quyền giải thích, thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm. Cho nên, kể cả lúc đã rời nhiệm sở vẫn có thể bị xử lý theo quy định.
Trước câu hỏi việc xử lý kỷ luật khi đã không còn đương chức có tác dụng không? ông Nguyễn Đình Quyền cho hay, cán bộ công chức khi rời nhiệm sở còn có lý lịch, hồ sơ tư pháp.
Ví dụ sau khi nghỉ hưu mà thành lập doanh nghiệp, các cơ quan chức năng sẽ kiểm tra hồ sơ tư pháp và biết cán bộ đó đã bị xử lý kỷ luật.
Người đứng đầu Viện Nghiên cứu Llập pháp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho biết thêm, trong ranh giới giữa kỷ luật cán bộ, công chức và hình sự "rất giáp ranh".
Trong quá trình thanh tra, nếu phát hiện dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra. Nhưng chưa có quy định, trong quá trình xử lý kỷ luật nếu có dấu hiệu xử lý hình sự thì cơ quan xử lý kỷ luật có trách nhiệm chuyển ngay có quan thanh tra.
“Đây là lỗ hổng. Theo tôi, phải có liên kết giữa xử lý hành chính và xử lý hình sự”, ông Quyền nói.
Luật Cán bộ, công chức năm 2008
Điều 78. Các hình thức kỷ luật đối với cán bộ
1.Cán bộ vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Bãi nhiệm.
2. Việc cách chức chỉ áp dụng đối với cán bộ được phê chuẩn giữ chức vụ theo nhiệm kỳ.
Điều 80. Thời hiệu,thời hạnxử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn do Luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức có hành vi vi phạm không bị xem xét xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.
Hải Hà
17:54 12/12/2024(Thanh tra) - Ngày 12/12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Tham dự có Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan và lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên Huế.
N. Phó
16:05 12/12/2024Hương Giang
15:07 12/12/2024Bùi Bình
13:17 12/12/2024Bùi Bình
12:33 12/12/2024T.Thanh
Văn Thanh
Kim Thành
PV
Nam Dũng
Chu Tuấn
Trần Quý
Trần Quý
Kim Thành
Thái Hải
Ngọc Phó
Nam Dũng