Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 14/11/2017 - 16:07
(Thanh tra) - "Đã là đầu tàu của cả nước, là động lực mà đi chậm thì cả các toa phía sau sẽ chậm theo. Vì vậy, quy định cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh không phải cho TP Hồ Chí Minh mà cho cả nước", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân
“Chia nhỏ nguồn lực thì cùng nắm tay nhau đi hàng ngang"
Thảo luận ở tổ về cơ chế đặc thù mới thí điểm cho TP Hồ Chí Minh ngày 14/11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, TP Hồ Chí Minh là đơn vị thu ngân sách lớn nhất nước, tỉ lệ điều tiết về Trung ương cũng đứng đầu.
Tuy nhiên, hiện nay, TP Hồ Chí Minh chỉ được để lại 18% tất cả các khoản thu, còn 82% đóng về Trung ương. Số khoản thu được để lại so với thời điểm trước năm 2017 đã bị giảm 5%.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, để TP Hồ Chí Minh điều tiết tỉ lệ dưới 20% thì sẽ phát triển chậm.
"Đã là đầu tàu của cả nước, là động lực mà đi chậm thì cả các toa phía sau sẽ chậm theo. Vì vậy, quy định cơ chế đặc thù cho TP Hồ Chí Minh không phải cho TP Hồ Chí Minh mà cho cả nước", Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nêu rõ.
Đi vào nội dung cụ thể, theo dự thảo Nghị quyết, TP Hồ Chí Minh được cho phép hưởng nguồn thu từ cổ phần hóa của Nhà nước, đồng thời, dự toán ngân sách cho đầu tư công trung hạn do Quốc hội đã phân giao cho TP này 18.800 tỉ đồng để thực hiện dự án chống ngập và 2 bệnh viện tuyến cuối cũng được giữ lại.
Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, TP Hồ Chí Minh đã dự toán để thực hiện các mục tiêu này.
"Nếu cho cái này mà lấy lại cái kia thì "hẹp hòi". Để 18.800 tỉ đồng cho TP Hồ Chí Minh thì TP có thể tạo ra nhiều cái 18.800 tỉ đồng khác. Nếu đã cho đặc thù thì cho thêm chứ đừng nói bớt", bà Ngân nhấn mạnh và lưu ý, "nếu cứ chia nhỏ nguồn lực thì cùng nắm tay nhau đi hàng ngang".
Đại biểu (ĐB) Lê Hồng Tịnh (Đồng Nai) nêu, hiện TP này đang chịu tác động lớn từ biến đổi khí hậu, ách tắc giao thông nên cần một chính sách đặc thù nổi trội mới nuôi dưỡng nguồn thu cho TP.
ĐB Lê Hồng Tịnh (Đồng Nai)
“Cơ chế như dự thảo vẫn chưa đạt được độ thông thoáng, cần thoáng hơn nữa”, ông Tịnh nêu quan điểm.
Theo ĐB Tịnh, hiện dự thảo Nghị quyết đã trao quyền cho HĐND TP Hồ Chí Minh quyết định chuyển đổi mục đích sử dụng đất diện tích trên 10ha, thì cũng nên nghiên cứu trao quyền của các Bộ, ngành cho TP.
"Cơ chế hành chính ảnh hưởng rất nhiều tới đầu tư, nhiều dự án đội vốn cũng do phải trình đi trình lại quá nhiều”, ĐB Quốc hội Đoàn Đồng Nai nói và cho rằng, sau khi thí điểm tại TP Hồ Chí Minh tốt có thể nghiên cứu thí điểm tại nhiều tỉnh, TP khác.
Mở rộng cơ chế thu có tính toán chi tiết
Về thuế tài sản, theo ông Tịnh, cần quy định rõ đối tượng, là chỉ nên đánh thuế vào người sở hữu bất động sản thứ hai nhưng đang bỏ không, không đưa vào sử dụng.
“Đánh thuế vào đối tượng này vừa có thêm nguồn thu, vừa tăng được hiệu quả sử dụng của bất động sản. Nếu chủ trương đánh thuế bất động sản không giải thích rõ sau khi ban hành Nghị quyết giá đất tại TP Hồ Chí Minh giảm ngay”, ĐB Quốc hội đoàn Đồng Nai đánh giá.
Cũng liên quan đến một số cơ chế thí điểm về chính sách thuế, dự thảo Nghị quyết cho phép TP Hồ Chí Minh thực hiện thuế tài sản và tăng thuế mức thuế hoặc thuế xuất (trừ thuế xuất nhập khẩu).
ĐB Đàng Thị Mỹ Hương (Ninh Thuận) góp ý, nên giao cho HĐND TP Hồ Chí Minh báo cáo Chính phủ trước khi thực hiện các chính sách thuế, trong đó có thuế tài sản. Cùng với đó, cần quy định khung về tỷ lệ % nhất định.
"Không quy định cụ thể thì khi trình cao quá sẽ không tạo được sự đồng thuận, kéo dài thời gian trình", bà Hương nói.
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng
Giải đáp băn khoăn này, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, không phải quy định như vậy là "TP được quyền quyết tất cả".
Theo ông Dũng, trước khi tăng bất kỳ loại thuế nào TP sẽ phải có đề án đánh giá cụ thể, nhiều mặt và trình lên Chính phủ, sau đó Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định. Trước mắt, một số loại thuế như bảo vệ môi trường, tiêu thụ đặc biệt... có thể tính toán để thực hiện ngay.
"TP hiện ô nhiễm, ngập lụt như thế thì nên cho phép tăng thêm một số khoản phí, lệ phí. Tinh thần là mở rộng cơ sở thu, đảm bảo hài hoà và phù hợp điều kiện thực tế. Quốc hội yên tâm, TP nếu có tăng thì phải có đề án tính toán chi tiết, đánh giá tác động môi trường đầy đủ và phải do cấp có thẩm quyền quyết định", ông nhấn mạnh.
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC