Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Quốc hội: “Tập trung kiểm soát tài sản về 1 đầu mối cần cân nhắc”

Thứ tư, 20/09/2017 - 19:50

(Thanh tra) - Cho ý kiến vào Dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) chiều 20/9, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, việc tập trung kiểm soát tài sản về 1 đầu mối thì cần cân nhắc tính khả thi vì có thể tạo sự quá tải cho cơ quan này, cũng không khắc phục được tính hình thức…

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân. Ảnh: Văn Bình

Mở rộng căn cứ xác minh tài sản

Trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long cho biết, để đảm bảo cho việc kê khai được chính xác, trung thực nhằm kiểm soát có hiệu quả hơn tài sản, thu nhập của người kê khai dự thảo đã mở rộng căn cứ xác minh tài sản, thu nhập so với quy định hiện hành.

Khi có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai không trung thực, không minh bạch hoặc khi có dấu hiệu tăng, giảm bất thường về tài sản, thu nhập, chi tiêu mà không giải trình hợp lý; khi có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập.

“Quy định xác minh bắt buộc đối với những người dự kiến bầu, bổ nhiệm, phân công giữ chức vụ và hưởng phụ cấp trách nhiệm từ 0,9 trở lên và các vị trí khác do Chính phủ quy định nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức liêm chính”, Bộ trưởng nói.

Ngoài ra, còn quy định khi người đứng đầu xét thấy cần xác minh tài sản, thu nhập của người được dự kiến bầu, bổ nhiệm, cử giữ chức vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm dưới 0,9 trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình.

Đặc biệt, khắc phục tính hình thức trong việc kê khai, kiểm soát tài sản, thu nhập, Dự thảo lần này đã bổ sung quy định về cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập bao gồm: Thanh tra Chính phủ; Văn phòng Quốc hội, Văn phòng Chủ tịch nước và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp có sử dụng ngân sách Nhà nước; TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước; thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan, đơn vị phụ trách công tác tổ chức - cán bộ tại nơi không có cơ quan thanh tra; thanh tra tỉnh (Điều 40).

Các cơ quan này sẽ tiến hành xác minh tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai theo thẩm quyền. Theo Bộ trưởng Long, phương án này giúp khắc phục những quy định chưa rõ ràng trong pháp luật hiện hành về thẩm quyền xác minh tài sản, thu nhập.

Đồng ý việc quy định cụ thể cơ quan, đơn vị kiểm soát tài sản, thu nhập có thể khắc phục được bất cập, cũng như xác định được trách nhiệm, nhưng Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, cần cân nhắc.

“Việc tập trung kiểm soát tài sản về 1 đầu mối thì cần cân nhắc tính khả thi. Ví dụ, nếu tập trung các đối tượng phải kê khai tài sản vào một số cơ quan như Thanh tra Chính phủ hoặc thanh tra tỉnh thì có thể tạo sự quá tải cho cơ quan này, cũng không khắc phục được tính hình thức trong kiểm soát thu nhập, tài sản”, Chủ tịch nói.

“Vắng” quy định xử lý tài sản kê khai không trung thực

Ở góc độ cơ quan thẩm tra, Ủy ban Tư pháp còn chỉ ra, dự luật chưa có quy định về xử lý tài sản, thu nhập kê khai không trung thực, không được giải trình một cách hợp lý.

“Một trong những hạn chế, bất cập của luật hiện hành là “còn vướng mắc về trình tự, thủ tục giải trình, xác minh tài sản, thu nhập; thiếu quy định về xử lý tài sản, thu nhập không được giải trình một cách hợp lý…”, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu lại kết quả tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng.

Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hải Phong đặt vấn đề: Hiện kê khai tài sản cứ đút ngăn bàn, khi nào bổ nhiệm hay có vấn đề đơn thư mới tiến hành kiểm tra theo các bước rất đơn giản. Dự thảo luật đưa vào Điều 40 là cơ quan chủ quản tiến hành xác minh. Nhưng xác minh phát hiện có dấu hiệu bất minh thì trách nhiệm xử lý thế nào?

Theo ông Nguyễn Hải Phong, thông thường các nước là nếu phát hiện cán bộ công chức có bất minh về tài sản, thu nhập thì giao cho chính cán bộ đó kiểm tra trong một thời hạn nhất định, nếu không chứng minh được thì tài sản đó bất minh, cơ quan chủ quản sẽ ra quyết định chuyển cho cơ quan tòa án để thu hồi.

“Rất hợp pháp! Nếu có khiếu kiện thì tòa xử. Rất minh bạch. Chứ nếu sử dụng như quy định đưa ra thì có hai điều xảy ra. Một cơ quan nào cũng đặt ra yêu cầu xác minh và xác minh không có nghiệp vụ thì dẫn đến oan sai. Hai, nếu xác minh đúng nhưng cơ quan không có thẩm quyền mà xử lý thì trái luật”, Phó Viện trưởng Viện KSND Tối cao nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý, việc thu hồi tài sản chưa thể chế được nội dung cụ thể, nó còn đang rải rác ở các luật khác nhau và nhiều cơ quan khác nhau.

“Nên chăng có 1 cơ quan chủ trì, rồi ai thu hồi, thu hồi thế nào, thời hiệu thu hồi là bao lâu… tất cả điều đó phải được cụ thể hóa bằng luật”, bà Tòng Thị Phóng gợi ý.

Theo Ủy ban Tư pháp, đây là dự án rất quan trọng, được nhân dân, báo chí, nhà đầu tư và quốc tế quan tâm. Dự án Luật được Chính phủ trình sửa đổi, bổ sung toàn diện trong đó có nhiều vấn đề mới, phức tạp; một số vấn đề còn chưa được quy định cụ thể hoặc một số vấn đề mới cần đánh giá tác động, lấy ý kiến của đối tượng chịu sự tác động hoặc cần được tiếp tục xem xét, cân nhắc về tính khả thi, phù hợp với thực tiễn và tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Nếu trình Dự án Luật để Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình 2 kỳ họp thì không đủ thời gian nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý, hoàn thiện Dự án Luật đảm bảo chất lượng.

Ủy ban Tư pháp đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo Quốc hội cho phép xem xét, thông qua Dự án Luật tại 3 kỳ họp (Kỳ họp thứ 4 (tháng 10/2017), Quốc hội cho ý kiến. Sau đó, Chính phủ phối hợp với cơ quan chủ trì thẩm tra và các cơ quan hữu quan tiếp thu, chỉnh lý trước khi trình Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 tại Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2018) và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2018).

Thảo luận, đa số ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề nghị này.

Thảo Nguyên

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

Hà Nam tổ chức hội nghị về sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị

(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.

Chính Bình

21:26 12/12/2024
Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

Chủ tịch nước: Ngành Ngoại giao cần làm tốt công tác tổ chức, cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18

(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

T.T

21:06 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm