Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chủ tịch Quốc hội: Ban hành văn bản trái luật, không chịu trách nhiệm thì sao được?

Hương Giang

Thứ ba, 23/11/2021 - 15:03

(Thanh tra) - Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho rằng, trong báo cáo giám sát văn bản quy phạm pháp luật cần kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ. Ảnh: Đ.X

Sáng ngày 23/11, tiếp tục chương trình làm việc phiên thứ 5, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét báo cáo giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Đây là lần đầu tiên các cơ quan của Quốc hội tiến hành giám sát nội dung này.

Nêu ý kiến, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đánh giá, báo cáo giám sát phần nào đáp ứng được yêu cầu. “Không giám sát thì thôi, đã giám sát thì phải cụ thể, không nói chung chung”, ông nói.

Theo Chủ tịch Quốc hội, giám sát văn bản quy phạm pháp luật là chức năng thường xuyên của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.

Vì vậy, cần rà soát, ban hành quy chế hoạt động, từ đó cụ thể hóa trách nhiệm, phân công cán bộ làm đầu mối để tăng cường trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ này.

Ông đặc biệt nhấn mạnh tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết bây giờ “đã đỡ rồi nhưng vẫn còn chậm”.

Toàn cảnh phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội  xem xét báo cáo giám sát văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội. Ảnh: Đ.X

Chủ tịch Quốc hội nêu dẫn chứng, tại buổi tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng, người dân đề cập đến Pháp lệnh Người có công, dù đã ban hành nghị định hướng dẫn mức hưởng nhưng văn bản quy định thủ tục, trình tự thì chưa có.

Vì vậy, sau khi thống nhất lại số liệu, hoàn thiện báo cáo thì công khai. “Chúng ta không để tình trạng thế này được”, Chủ tịch Quốc hội nói và đề nghị, bổ sung nội dung kiến nghị Chính phủ chỉ đạo tổ chức kiểm điểm, xem xét trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan, báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

“Hôm trước họp cán bộ chủ chốt các đồng chí nói, sai phạm bên ngoài giá trị tiền rất nhỏ thì phạt. Bây giờ cơ quan Nhà nước, tổ chức, cán bộ, đảng viên làm sai, ban hành văn bản trái luật, lại không chịu trách nhiệm gì thì làm sao được? Luật có rồi mà anh để hàng năm không ban hành văn bản quy định chi tiết thì trách nhiệm thế nào? Chẳng lẽ không chịu trách nhiệm gì”, Chủ tịch Quốc hội nêu.

Giám sát phải làm đến nơi, đến chốn, không nể nang

Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị, Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội tăng trường trách nhiệm, không nể nang. Theo ông, nếu nói chung chung thì không có tác dụng, mà không có tác dụng thì tốt nhất không nên làm, tốn kém tiền ngân sách.

“Đã làm thì làm đến nơi đến chốn, cho đàng hoàng”, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, giám sát văn bản quy phạm pháp luật không chỉ nâng cao chất lượng giám sát nói chung mà còn nâng cao chất lượng công tác lập pháp.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định. Ảnh: Đ.X

Theo báo cáo giám sát do Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường trình bày cho biết, kết quả giám sát cho thấy, có luật chậm ban hành văn bản quy định chi tiết hơn 2 năm, thậm chí, có một số nội dung sau 3-4 năm luật có hiệu lực thi hành vẫn chưa có văn bản quy định chi tiết.

Cạnh đó, qua giám sát, các Ủy ban của Quốc hội cũng phát hiện có nội dung một số văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu chưa bảo đảm tính hợp pháp, thống nhất, chưa phù hợp với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long đề nghị các cơ quan liên quan cần họp với nhau để “có tiếng nói chung” và làm kỹ hơn về số liệu các văn bản còn chậm ban hành.

“Chốt” lại, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, nội dung giám sát này phải làm thường xuyên, liên tục. Quá trình làm phải trao đổi với đối tượng giám sát, làm rõ đúng sai, xử lý hậu giám sát, giám sát lại.

“Giám sát phải tạo chuyển biến tích cực trong kỷ luật, kỷ cương xây dựng văn bản pháp luật và tổ chức thực hiện”, ông Định nói và đề nghị, Tổng Thư ký Quốc hội phối hợp với các cơ quan rà soát số liệu, hoàn thiện báo cáo để trong tháng 11 công khai kết quả giám sát.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm