Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 29/10/2021 - 19:05
(Thanh tra) - Bên cạnh yêu cầu sử dụng đất hiệu quả, tiết kiệm, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cũng nhấn mạnh phải chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực này.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho hay, vừa qua người giàu lên nhờ đất rất nhiều, tù tội về đất cũng rất nhiều, kỷ luật Đảng cũng rất nhiều. Cho nên, yêu cầu đặt ra là chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai. Ảnh: Đ.X
Ngày 29/10, Quốc hội nghe tờ trình, thẩm tra và thảo luận tại tổ quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025).
Đất đai không sinh ra, phải sử dụng hiệu quả, tiết kiệm
Phát biểu tại tổ, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, quy hoạch sử dụng đất đai rất quan trọng. Việt Nam là một trong những nước có bình quân đất đai thấp, vì vậy phải sử dụng đất tiết kiệm, hiệu quả để dành đất cho thế hệ sau.
“Đất không sinh ra, chúng ta phải sử dụng có hiệu quả, đây là yêu cầu rất lớn, lâu dài”, Chủ tịch nước nói và nêu rõ, vừa qua người giàu lên nhờ đất rất nhiều, tù tội về đất cũng rất nhiều, kỷ luật Đảng cũng rất nhiều. Cho nên, yêu cầu đặt ra là chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực đất đai.
Nói về các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất cụ thể, lãnh đạo Nhà nước cho rằng, bên cạnh dành đất cho phát triển kinh tế, cũng phải quan tâm đến môi trường sống của người dân.
Ông đặt một loạt câu hỏi: Công trình văn hóa quan trọng với người dân không? Cây xanh quan trọng với người dân không? Những hồ chứa nước điều hòa không khí quan trọng với người dân không?
“Những vấn đề rất quan trọng với đời sống ngưới dân chúng ta phải biết để quy hoạch đồng bộ”, Chủ tịch nước lưu ý.
Tạo không gian, chính sách sử dụng đất trồng lúa linh hoạt
Với đất trồng lúa, Chủ tịch nước tán thành giữ ổn định 3,5 triệu ha. Ông cũng cho biết, xung quanh vấn đề này có nhiều ý kiến khác nhau. Có ý kiến cho rằng, bây giờ cần gì sản xuất lúa, làm thứ khác hiệu quả hơn. Nhưng từ khóa trước khi chủ trì tổng kết Nghị quyết 26 của Trung ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, ông vẫn bảo vệ quan điểm “giữ đất lúa ổn định”.
“Đất lúa có đặc điểm riêng mà chỉ Việt Nam với một số nước có”, Chủ tịch nước giải thích. Hơn nữa, thế giới hiện nay vẫn có trên 1,5 tỷ người đang đói kém. Rồi biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh thì lấy đâu ra lương thực?
Tuy nhiên, theo Chủ tịch nước, phải tạo ra không gian, chính sách sử dụng đất trồng lúa linh hoạt, chặt chẽ. Như có thể trồng cây ăn quả cam, quýt… mà không làm ô nhiễm đất để khi cần vẫn sản xuất trồng lúa được.
“Chúng ta phải sử dụng đất hiệu quả, đặc biệt là có chính sách cho vùng sản xuất lúa rất quan trọng. Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng Bắc Bộ phải quan tâm hơn để phát triển hạ tầng, nâng cao đời sống của người dân”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Ông cũng thấy cần thiết phải có 15 triệu ha đất trồng rừng để thực hiện nghị quyết Đại hội XIII của Đảng là độ bao phủ 42-43%; dành hơn 120 nghìn ha đất cho khu công nghiệp.
“Đất kém hiệu quả, vùng đồi, vùng không trồng lúa 2 vụ trở lên được thì chúng ta nên quy hoạch để làm công nghiệp, dịch vụ”, ông nói.
Chống tham nhũng, tiêu cực, cải cách thủ tục về đất đai
Về giải pháp thực hiện, Chủ tịch nước đề nghị, ngoài chống tham nhũng, tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất đai cần phải cải cách hành chính, công khai hóa. Theo ông, điều này rất quan trọng bởi lĩnh vực đất đai thủ tục còn phiền hà, phức tạp.
Cạnh đó, là áp dụng công nghệ, xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. “Ứng dụng công nghệ đặt ra phải mạnh mẽ hơn cho quá trình quản lý đất đai ở Việt Nam”, Chủ tịch nước nói, khi đó sẽ biết lô đất này ở đâu, vị trí nào, của ai.
Tóm lại, Chủ tịch nước thấy định hướng chiến lược, quan điểm, số lượng, lĩnh vực sử dụng đất trong quy hoạch được xây dựng “rất tốt”. Ông đề nghị, Quốc hội ủng hộ thông qua thành nghị quyết.
Tờ trình của Chính phủ nêu rõ phương án quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030.
Đất nông nghiệp: Để đáp ứng mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, đảm bảo độ che phủ rừng đạt 42 - 43% và tái cơ cấu kinh tế nông nghiệp quy hoạch đến năm 2030 có 27,73 triệu ha.
Trong đó, diện tích đất trồng lúa và lúa kết hợp với các cây lương thực có 3,568 triệu ha, giảm 349 nghìn ha; đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng và đất rừng sản xuất là 15,85 triệu ha.
Đất phi nông nghiệp: Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, đô thị hóa, phát triển hạ tầng đồng bộ quy hoạch đất phi nông nghiệp đến năm 2030 là 4,90 triệu ha.
Trong đó, đất khu công nghiệp đến năm 2030 có 210,93 nghìn ha (tăng 120,10 nghìn ha so với năm 2020); đất quốc phòng là 289,07 nghìn ha (tăng 45,91 nghìn ha); đất an ninh là 72,33 nghìn ha (tăng 19,62 nghìn ha); đất phát triển hạ tầng cấp quốc gia là 1,75 triệu ha (tăng 412,20 nghìn ha).
Đất đô thị: Để đáp ứng mục tiêu tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 50%, quy hoạch sử dụng đất đô thị đến năm 2030 là 2,95 triệu ha, tăng 925,78 nghìn ha.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương