Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ hai, 17/06/2024 - 21:44
(Thanh tra) - Cho hay “có những giai đoạn rất tùy tiện, cái gì cũng phải đi công chứng”, Chủ tịch nước nhấn mạnh, luật cần quy định rõ trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người dân phải công chứng và khi hỏi công chứng để làm gì thì không biết.
Chủ tịch nước Tô Lâm: Có giai đoạn rất tùy tiện, cái gì cũng phải đi công chứng. Ảnh: Như Ý
Quan điểm này được Chủ tịch nước Tô Lâm đưa ra trong phiên họp tổ chiều 17/6, khi góp ý vào dự thảo Luật Công chứng sửa đổi.
Có giai đoạn rất tùy tiện, cái gì cũng phải đi công chứng
Theo Chủ tịch nước, dự thảo luật đang phục vụ “hành nghề công chứng”, còn nói là Luật Công chứng thì chưa toàn diện lắm.
Ông cho hay, trước đây không có công chứng vì tất cả giao dịch đều rất đơn giản. Sau khi nhu cầu quản lý hành chính Nhà nước và tư pháp phát triển mới sinh ra công chứng, hình thành nghề công chứng và giao cho ngành tư pháp quản lý.
Lưu ý “nếu tùy tiện thì rất khó khăn”, Chủ tịch nước Tô Lâm cho rằng các cơ quan hành chính có những giai đoạn rất tùy tiện, cái gì cũng yêu cầu người dân phải đi xác nhận và đi công chứng mới giải quyết.
“Nói là phục vụ người dân nhưng để phục vụ hành chính Nhà nước là chính, vì Nhà nước đòi hỏi cái này, cái kia phải công chứng, phải xác thực thì người dân mới đi làm chứ không ai thích vì tốn thêm tiền”, Chủ tịch nước nhấn mạnh.
Thời gian vừa qua, theo Chủ tịch nước, việc quản lý, quản trị Nhà nước đã cải cách rất nhiều. Cải cách các thủ tục hành chính cũng giúp giảm vớt việc công chứng.
Ông ví dụ trước đây phải đi photo hộ khẩu, đến công chứng xác minh hộ khẩu, nhưng giờ không còn hộ khẩu giấy nữa nên không phải công chứng.
Hay trước đây đi làm hộ chiếu, đăng ký xe máy phải một tập giấy tờ để công chứng xác nhận, nhưng nay cải cách thủ tục hành chính không cần nữa nên độ “nóng” của ngành công chứng giảm bớt đi.
“Bây giờ, căn cước công dân là giấy tờ duy nhất xác định địa vị pháp lý của người giao dịch, cầm cái đó đi không cần xác nhận gì, chỉ cần một số định danh đó là giao dịch được, không cần công chứng”, Chủ tịch nước nói.
Theo ông, luật cần quy định rõ trong những trường hợp nào phải công chứng, chứ không phải một cơ quan hay cán bộ nào đặt ra thủ tục buộc người dân phải công chứng và khi hỏi công chứng để làm gì thì không biết.
“Vừa rồi cải cách thủ tục hành chính người dân rất đồng tình, đến mức họ không nghĩ tại sao bây giờ đơn giản thế. Trước đây, để làm các thủ tục phải đến từ sáng sớm xếp hàng, mang đầy đủ giấy tờ mới được giải quyết, còn bây giờ chỉ mang mỗi căn cước công dân đến là được xem xét, giải quyết rồi, thậm chí cũng không cần phải đến nữa mà giao dịch điện tử”, Chủ tịch nước nhấn mạnh đó mới là cải cách quan trọng.
Giới hạn trường hợp được công chứng ngoài trụ sở là “cần thiết”
Cũng góp ý vào dự thảo luật, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thị Lệ cho rằng việc giới hạn thu hẹp phạm vi công chứng ngoài trụ sở “là cần thiết”.
Khoản 2 Điều 43 dự thảo quy định việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng nếu người yêu cầu công chứng thuộc 1 trong 3 trường hợp, đó là:
- Không thể đi lại được vì lý do sức khỏe; đang điều trị nội trú hoặc bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế.
- Đang bị tạm giữ, tạm giam; đang thi hành án phạt tù; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
- Đang thực hiện các nhiệm vụ, công việc đặc thù mà không thể đến trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.
Quy định trên, theo bà Lệ là phù hợp với quy định tại Điều 3 dự thảo: Hoạt động công chứng cung cấp dịch vụ công do Nhà nước ủy nhiệm nên cần bảo đảm sự nghiêm túc của hoạt động dịch vụ công.
Cạnh đó, sẽ góp phần khắc phục tình trạng công chứng ngoài trụ sở không kiểm soát như thời gian vừa qua; những tổ chức hoạt động nghiêm túc thì không cạnh tranh được với tổ chức “công chứng dạo”…
Tuy nhiên, Chủ tịch HĐND TP Hồ Chí Minh đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát thêm, có thể bổ sung một số trường hợp khác để vừa đảm bảo tính nghiêm túc của loại dịch vụ công này, nhưng không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng công chứng.
Với trường hợp bị cách ly theo chỉ định của cơ sở y tế, bà Lệ đề nghị xem lại tính hợp lý, bởi đã cách ly y tế thì công chứng viên có được quyền tiếp cận hay không?
Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi gồm 10 chương, 78 điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm 12 điều và bổ sung 9 điều mới trong tổng số 81 điều của luật hiện hành.
Còn đại biểu Quốc hội Đỗ Thị Việt Hà (đoàn Bắc Giang) thì quan tâm đến giới hạn phạm vi công chứng bất động sản. Theo bà, đây là vấn đề còn ý kiến khác nhau.
“Có ý kiến đề nghị bỏ phạm vi giới hạn công chứng bất động sản, tức là văn phòng công chứng ở địa bàn tỉnh A sẽ được công chứng đối với bất động sản tỉnh B”, bà Hà cho hay.
Nhưng nêu quan điểm cá nhân, đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Giang đề nghị tiếp tục giới hạn công chứng giao dịch bất động sản.
Dự thảo Luật Công chứng sửa đổi gồm 10 chương, 78 điều, được xây dựng trên cơ sở giữ nguyên 9 điều, sửa đổi 61 điều, giảm 12 điều và bổ sung 9 điều mới trong tổng số 81 điều của luật hiện hành.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương