Theo dõi Báo Thanh tra trên
PVN
Thứ năm, 19/05/2022 - 16:35
(Thanh tra)- Từ tầm nhìn chiến lược và dự đoán thiên tài của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu, trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước, đảm bảo sứ mệnh an ninh năng lượng quốc gia.
Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm khu công nghiệp dầu khí Bacu ngày 23/7/1959. (Ảnh tư liệu)
Cuối thập niên 50 của thế kỷ XX, vai trò và ý nghĩa mang tính toàn cầu của nguồn nhiên liệu hydrocacbon trong việc phát triển nên các nền kinh tế hùng mạnh trên thế giới ngày càng rõ rệt. Tại Việt Nam, việc xây dựng và phát triển ngành Dầu khí cũng bắt đầu trở thành một trong những mối quan tâm đặc biệt đối với Đảng và Nhà nước ta lúc bấy giờ. Ngay khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, với tầm nhìn xa chiến lược và dự đoán của một thiên tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm đặt mục tiêu phải xây dựng tại Việt Nam một ngành công nghiệp Dầu khí tầm cỡ quốc tế.
Năm 1957, trong chương trình của chuyến thăm các nước Đông Âu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã giành thời gian đến thăm giàn khoan dầu ở Albani và thăm nhà máy lọc dầu ở Bulgari. Tiếp đến, trong chuyến thăm Liên Xô năm 1959, bên cạnh bao chương trình nghị sự quan trọng, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành riêng mối quan tâm cho ngành công nghiệp dầu khí đối với tương lai của đất nước.
Lịch sử ngành Dầu khí Việt Nam vẫn còn ghi chép lại, sáng ngày 23/7/1959, phái đoàn Việt Nam bay đến Bacu (Azerbaijan), “thủ đô dầu mỏ” của Liên Xô. Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh đạo của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sau hồi lâu chăm chú nhìn qua ô cửa sổ máy bay, đã nói với một nữ nhân viên đại sứ quán trong nhóm cán bộ tháp tùng đoàn: “Cháu có thấy gì ở dưới máy bay không? Biển dầu đấy! Cháu thấy không, kia là máy hút dầu. Xa xa là cầu nối từ đất liền ra biển để lấy dầu đấy!” Im lặng đôi chút, Người nói thêm: “Dầu quý lắm, nước nào có dầu là giàu lên ngay”.
Và khi đến tham quan khu công nghiệp dầu mỏ ở Bacu, trong lúc trao đổi với các nhà lãnh đạo và các kỹ sư dầu khí, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bày tỏ rằng: “Tôi nghĩ Việt Nam chúng tôi có biển, nhất định sẽ có dầu, nhưng đang chiến tranh, chưa làm được, tôi hy vọng và tin rằng sau khi Việt Nam kháng chiến thắng lợi, các đồng chí sẽ giúp chúng tôi tìm ra dầu, rồi thì giúp khai thác và chế biến dầu, xây dựng được khu công nghiệp dầu khí như Bacu ngày nay”.
Những lời nói này của Người, cũng đã trở thành những dòng chữ vàng đầu tiên của lịch sử ngành Dầu khí nước nhà, trở thành niềm tin, là ước vọng của đất nước, là mục tiêu hành động, là “kim chỉ nam” trong suốt quá trình xây dựng và phát triển của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Ngay sau chuyến thăm Bacu của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và Nhà nước đã có những quyết sách đúng đắn, sáng suốt, mở đầu cho sự hình thành và phát triển nhanh chóng của ngành Dầu khí Việt Nam, đó là tranh thủ sự viện trợ và giúp đỡ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
Theo đề nghị của Chính phủ Việt Nam, từ năm 1959, Chính phủ Liên Xô bắt đầu cử các chuyên gia địa chất dầu khí sang giúp Việt Nam tiến hành điều tra địa chất dầu khí. Trong 2 năm 1959-1961, các chuyên gia Liên Xô đã cùng các đồng nghiệp Việt Nam hoàn thành báo cáo tổng hợp “Địa chất và triển vọng dầu khí ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà” đầu tiên ở nước ta.
Xuất phát từ tầm nhìn chiến lược của Chủ tịch Hồ Chí Minh, của Đảng và Nhà nước về Ngành công nghiệp dầu khí của Việt Nam, cùng với kết luận ban đầu tại báo cáo địa chất dầu khí nói trên, ngày 09/10/1961 Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 159 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Địa chất trong đó đã xác định rõ có tổ chức Đoàn thăm dò Dầu lửa.
Ngày 27/11/1961, Tổng cục Địa chất đã chính thức ban hành Quyết định số 271-ĐC thành lập Đoàn Thăm dò Dầu lửa số 36 (tên quen gọi là Đoàn 36 và từ năm 1969 là Liên đoàn địa chất 36), có nhiệm vụ tiến hành tìm kiếm, thăm dò dầu hỏa và khí đốt trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sự kiện Đoàn Thăm dò dầu lửa 36 chính thức ra đời đánh dấu chặng khởi đầu của của ngành Dầu khí cùng những thay đổi, thăng trầm của đất nước và có thể nói mỗi bước phát triển của ngành đều góp phần tạo ra những bước thay đổi quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Ngày 6/8/1975, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra tuyên bố xúc tiến việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam, đồng thời mở cửa, sẵn sàng thảo luận với các chính phủ và các công ty nước ngoài muốn tham gia. Ngày 9/8/1975, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 244-NQ/TW về việc triển khai thăm dò dầu khí trên cả nước. Đây cũng là văn bản đầu tiên về dầu khí của Đảng ta, thể hiện sự sáng suốt, tầm nhìn chiến lược, là “sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình xây dựng và phát triển của ngành Dầu khí Việt Nam. Ngày 3/9/1975 Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Dầu khí Việt Nam - tiền thân của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam.
Với quyết tâm kiên trì xây dựng ngành dầu khí làm động lực để công nghiệp hóa và phát triển nền kinh tế, Bộ Chính trị đã ký Hiệp định hợp tác chiến lược với Liên xô, trong đó có việc xây dựng liên doanh hợp tác thăm dò và khai thác dầu khí trên một số lô ở thềm lục địa phía nam Việt Nam. Bước ngoặt lịch sử này là tiền đề để hình thành nền công nghiệp dầu khí ngày nay.
Trải qua hơn 60 năm, những trang sử truyền thống vẻ vang của ngành Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) đã thấm đẫm biết bao khó khăn, gian khổ, cùng những hoài bão, mong ước, trăn trở với những thành công và thất bại, những thăng trầm, đổi thay qua các thế hệ những người làm công tác dầu khí. Đến nay, Petrovietnam đã trở thành tập đoàn kinh tế - kỹ thuật quan trọng hàng đầu của đất nước. Với quy trình đồng bộ từ công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác đến công nghiệp khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo, công nghiệp lọc hóa dầu, tồn trữ, vận chuyển, phân phối sản phẩm dầu khí và dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao, Petrovietnam đã trở thành một trong những “đầu tàu” kinh tế đất nước, giữ vai trò “hạt nhân, nòng cốt” trong việc hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung tại Bà Rịa – Vũng Tàu, Dung Quất – Quảng Ngãi, Nghi Sơn – Thanh Hóa, Vũng Áng – Hà Tĩnh, Đồng Nai, Cà Mau… đóng góp rất lớn vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, duy trì nguồn thu ngân sách nhà nước cũng như phát triển kinh tế xã hội.
Cần đặc biệt nhấn mạnh, Petrovietnam cũng là một trong những đơn vị đi đầu trong mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia vào công tác bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông cũng như giữ vai trò quan trọng thực hiện Chiến lược Kinh tế biển của Việt Nam.
Ý nguyện, tầm nhìn chiến lược thiên tài của Bác về phát triển ngành dầu khí Việt Nam nay đã trở thành hiện thực. Dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, ngành Dầu khí Việt Nam từ những sơ khai ban đầu đến nay đã trở thành một động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế đất nước, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.
Nhân dịp kỷ niệm 132 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2022), ôn lại những chặng đường lịch sử phát triển đáng tự hào của ngành Dầu khí Việt Nam, chúng ta càng thêm khâm phục tầm nhìn thiên tài của Bác. Đây cũng là dịp để mỗi người Dầu khí nhận thức được trách nhiệm đáng tự hào, song cũng rất nặng nề của mình đối với Đảng, với đất nước, từ đó, hướng tới tương lai, tiếp tục xây dựng ngành công nghiệp dầu khí phát triển ổn định, hiện đại, đủ tiềm lực và bản lĩnh vươn ra thị trường thế giới, xứng đáng với sự kỳ vọng của Chủ tịch Hồ Chí Minh lúc sinh thời.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC