Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 13/06/2024 - 21:13
(Thanh tra) - Thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định 4 Luật (Đất đai, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản, Các tổ chức tín dụng) có hiệu lực sớm, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị Chính phủ cam kết việc điều chỉnh này không tạo khoảng trống pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, lợi ích nhóm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải. Ảnh: P.Thắng
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật, gồm: Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng, chiều 13/6.
Khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng
Theo tờ trình, Chính phủ đề xuất cho phép Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực thi hành từ ngày 1/8 thay vì 1/1/2025.
Chính phủ nhận định việc cho phép Luật Đất đai có hiệu lực sớm hơn sẽ khơi thông nguồn lực, khơi dậy tiềm năng, phát huy cao nhất giá trị nguồn lực đất đai, đáp ứng mong mỏi và nguyện vọng của các địa phương, doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, nhiều chính sách trong Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản cũng có thể thực hiện được ngay mà không cần hướng dẫn chi tiết.
Điển hình như chính sách miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đối với dự án đầu tư cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư, dự án xây dựng nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện hưởng chính sách nhà ở xã hội…
Khi hiệu lực của Luật Kinh doanh bất động sản thay đổi, theo Chính phủ cần thiết phải sửa đổi hiệu lực của Luật Các tổ chức tín dụng. Việc này để bảo đảm áp dụng đồng bộ quy định pháp luật, bảo đảm chặt chẽ khi nhận tài sản bảo đảm của tổ chức tín dụng.
Với các quy định chuyển tiếp tại Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản, Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng rà soát, đánh giá tác động những vướng mắc có thể phát sinh.
Chính phủ cũng giao các cơ quan có phương án phù hợp thể chế hóa trong luật, nhằm đảm bảo không gây khó khăn, vướng mắc cho công tác quản lý đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản; đảm bảo quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khi tham gia các quan hệ về đất đai, nhà ở, thị trường bất động sản.
Về tiến độ xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các luật trên, Chính phủ khẳng định có đầy đủ cơ sở để các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật sẽ đảm bảo tiến độ, chất lượng để triển khai thi hành khi các luật này có hiệu lực từ ngày 1/8.
Thống nhất trình Quốc hội sửa hiệu lực thi hành 4 luật
“Thường vụ Quốc hội đánh giá cao quyết tâm của Chính phủ trong việc đẩy nhanh hiệu lực thi hành các luật. Chính phủ đã rất nỗ lực để xây dựng và hoàn thiện hồ sơ dự án luật”, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải kết luận.
Ủy ban Kinh tế đã rất trách nhiệm, khách quan, toàn diện để thẩm tra và chỉ ra nhiều vấn đề cần thực hiện, đảm bảo tính khả thi của luật. Theo ông Hải, cơ quan thẩm tra đã thể hiện quan điểm ủng hộ chủ trương để 4 luật sớm đi vào cuộc sống.
Chính phủ, các bộ, ngành cũng đã giải trình các điểm có liên quan theo yêu cầu của cơ quan thẩm tra với “tinh thần hết sức cầu thị và bổ sung các tài liệu cần thiết”.
Sau thảo luận, Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Các tổ chức tín dụng.
Cơ quan thường trực của Quốc hội đề nghị Chính phủ khẩn trương, sớm ban hành và chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương ban hành các văn bản hướng dẫn, đảm bảo chất lượng, tiến độ, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện để thi hành luật từ 1/8.
Các điều khoản chuyển tiếp, Chình phủ cần rà soát kỹ để đảm bảo thống nhất, đồng bộ, khả thi, không chồng chéo, mâu thuẫn trong nội tại các luật, giữa các luật và hệ thống pháp luật.
Cạnh đó, nhận diện rõ đầy đủ rủi ro, thách thức, hệ quả tiêu cực của việc điều chỉnh thời gian hiệu lực và điều khoản chuyển tiếp của các luật để có giải pháp kiểm soát, khắc phục.
“Chính phủ cần cam kết và chịu trách nhiệm toàn diện trước Quốc hội, Nhân dân về hiệu quả của việc điều chỉnh hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp của các luật như thuyết minh trong tờ trình của Chính phủ, không tạo khoảng trống pháp luật, pháp lý hoặc để xảy ra tiêu cực, trục lợi chính sách, hợp thức hóa các sai phạm, lợi ích nhóm”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Thường vụ Quốc hội cũng lưu ý, không gây vướng mắc, ách tắc, khó khăn cho các địa phương, người dân, doanh nghiệp, cản trở sự phát triển, không tạo ra hiệu ứng pháp lý tiêu cực, ảnh hưởng đến quyền lợi của đối tượng chịu tác động, môi trường đầu tư kinh doanh, quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp, tổ chức tín dụng dẫn đến phản ứng xã hội, khiếu nại, khiếu kiện ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội.
Ngoài ra, Chính phủ cần nghiên cứu tiếp thu đầy đủ ý kiến của các thành viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ý kiến của cơ quan thẩm tra, hoàn thiện hồ sơ dự thảo luật gửi Quốc hội.
Ủy ban Kinh tế phối hợp với Ủy ban pháp luật và các cơ quan thẩm tra chính thức trình Quốc hội xem xét quyết định tại kỳ họp thứ 7 theo quy trình 1 kỳ họp.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Trần Quý
Trần Quý
Trần Kiên
Bùi Bình
Văn Thanh
Bùi Bình
Văn Thanh
Trần Kiên
Trung Hà
Thái Hải
Bùi Bình