Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 16/03/2022 - 12:35
(Thanh tra) - Tại phiên chất vấn sáng 16/3, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhiều lần nhắc đến giải pháp giảm thuế bảo vệ môi trường để giảm giá xăng dầu. Song theo đại biểu Quốc hội, giảm thuế này có “3 điểm bất hợp lý”.
Bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách
Theo bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách, việc nghiên cứu giảm thuế để giúp giảm giá xăng dầu là cần thiết để giảm bớt áp lực giá cho người tiêu dùng.
Song nếu giảm thuế bảo vệ môi trường xăng dầu, bà Mai cho rằng có “3 điểm bất hợp lý”.
Nữ đại biểu phân tích, không phù hợp bản chất thuế bảo vệ môi trường khi sắc thuế này đánh vào các mặt hàng gây ô nhiễm, mức thuế được xây dựng trên mức độ gây ô nhiễm. Giảm thuế này với xăng dầu sẽ bất hợp lý, vì có đối tượng gây ô nhiễm cao chịu thuế suất thấp, ngược lại đối tượng gây ô nhiễm thấp lại chịu thuế cao.
Theo bà, xăng dầu đã mua dự trữ bắt buộc theo quy định, chịu thuế bảo vệ môi trường 4.000 đồng, nhưng nếu bán ra sau thời điểm giảm thuế thì sẽ lỗ. Điều này chưa phù hợp điều hành giá cả, đảm bảo lợi ích các bên. Nếu chọn sắc thuế khác không phát sinh nghịch lý này.
Cạnh đó, các quốc gia điều tiết giá xăng dầu đều chọn giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, hay thuế nhập khẩu…
“Việc dùng thuế điều tiết giá cả là cần thiết, nhưng chọn sắc thuế nào thì Bộ Công Thương, Bộ Tài chính cần đưa ra giải pháp hợp lý”, bà Mai nêu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, công cụ điều hành giá xăng dầu hiện nay phải dùng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, thuế phí. Chọn giảm sắc thuế nào, liên bộ đã cân nhắc, báo cáo Chính phủ.
Hiện tình hình rất căng trước biến động giá thế giới, để xử lý tình huống bây giờ thì nhanh nhất là giảm thuế bảo vệ môi trường, do đây là thẩm quyền quyết định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.
Thuế môi trường đang ở mức 4.000 đồng, ông cho rằng, cũng chưa thấy cơ sở khoa học để định giá là 3.000 đồng hay 2.000 đồng.
“Trong lúc khó này có cơ chế giảm giá, để cứu kinh tế, hỗ trợ người dân là tốt rồi. Tôi phải nói thật là vậy. Còn tương lai đồng ý nghiên cứu cho phù hợp”, ông nói.
Xăng dầu hiện chưa theo thị trường đầy đủ, phải có sự quản lý của Nhà nước, nên theo Bộ trưởng, “phải có những suy nghĩ là hành động tất cả vì người dân, cũng chẳng mang lại cái gì cho bộ nọ, bộ kia mà giải quyết bài toán trước mắt”.
Còn nếu chọn giảm loại thuế khác thì thuộc thẩm quyền của Quốc hội thì phải tới tháng 5 mới có thể thông qua, rồi nghị quyết Quốc hội có hiệu lực cũng phải tháng 6, 7.
Sau trả lời của Bộ trưởng, đại biểu Mai tranh luận lần 2, nhưng do thời gian có hạn nên ở vị trí điều hành Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị “gửi ý kiến tranh luận và bộ trưởng trả lời bằng văn bản”.
Chủ tịch Quốc hội: Có dự trữ bắt buộc, không thể thiếu cung 1, 2 ngày mà hết xăng bán
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề cấp đến dự giữ quốc gia về xăng dầu.
Theo Chủ tịch Quốc hội, Nghị định 83 trước đây và giờ là Nghị định 95 quy định các đầu mối kinh doanh xăng dầu phải có “dữ trữ lưu thông”.
Bộ làm rõ khi kiểm tra thì các doanh nghiệp đầu mối kinh doanh xăng dầu có dự trữ lưu thông đúng quy định của pháp luật không, nhất là những đầu mối “vừa làm dự trữ lưu thông, vừa làm dự trữ quốc gia”.
“Các thương nhân đầu mối này có lẫn lộn dự trữ quốc gia với dự trữ lưu thông của doanh nghiệp hay không? Anh không thể nói 1, 2 ngày mất nguồn cung mà không có xăng bán được. Đơn vị đó dự trữ lưu thông theo quy định pháp luật thế nào?”, Chủ tịch Quốc hội đề nghị “Bộ trưởng giải thích rõ hơn”.
Trả lời, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hiện chúng ta có đủ lượng dự trữ từ 5-7 ngày, với lượng tiêu thụ mỗi tháng từ 1,8- 1,9 triệu m3. Song, quốc gia chưa có kho dự trữ riêng mà giao việc dự trữ cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp đầu mối.
Ông Diễn thấy cơ chế này “bất hợp lý”, nên bộ đã và đang có lộ trình để trình cấp có thẩm quyền xem xét thiết kế lại mô hình quản lý Quỹ Dự trữ xăng dầu, đồng thời xem xét đề xuất mức dự trữ cao hơn nữa.
Với các doanh nghiệp đầu mối có thực hiện dự trữ bắt buộc của mình hay không, Bộ trưởng thừa nhận “đây thực sự là một ẩn số”. Theo ông, nếu sớm có cơ chế tách bạch giữa dự trữ quốc gia và dự trữ của các doanh nghiệp đầu mối và doanh nghiệp phân phối thì chắc chắn sẽ tốt.
“Chúng tôi xin được tiếp thu và sẵn sàng đề xuất để làm sao có cơ chế tách bạch dự trữ quốc gia bằng các tổng kho do Nhà nước quản lý với dự trữ của doanh nghiệp bằng các kho do doanh nghiệp quản lý. Khi đó việc kiểm tra, kiểm soát việc vận hành của chúng ta mới tốt”, ông Diên nói.
Bộ trưởng đồng tình với các đại biểu là trong hoàn cảnh thế giới hiện nay “cần nghĩ tới việc dự trữ nhiều hơn bằng sản phẩm thì lúc khó mới có mà dùng”.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Trần Kiên
Bùi Bình
Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam