Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Chấn chỉnh một số thị trường, “không làm không được” để xử lý người sai, bảo vệ người đúng

Hương Giang

Thứ năm, 01/12/2022 - 10:10

(Thanh tra) - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh chấn chỉnh một số thị trường để hoạt động đúng bản chất, lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc

Sáng 1/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ, tháng 11 có nhiều điểm mới và khác so với tháng 10.

Theo ông, tình hình thế giới tiếp tục biến động nhanh, phức tạp, khó lường với các yếu tố rủi ro ngày càng gia tăng, tác động lớn trên quy mô toàn cầu. Lạm phát toàn cầu cao; nhiều quốc gia tăng lãi suất kéo dài và thắt chặt chính sách tiền tệ; đồng USD tăng giá và nhiều đồng tiền tiếp tục mất giá.

Một số quốc gia có dấu hiệu rơi vào suy thoái kinh tế. Các tổ chức quốc tế hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới và nhiều nền kinh tế lớn trong năm 2022-2023…

Ở trong nước, Việt Nam quyết tâm chấn chỉnh một số thị trường để hoạt động đúng bản chất, lành mạnh, an toàn, công khai, minh bạch, bền vững. Quá trình chấn chỉnh này cũng tác động tới tâm lý thị trường.

Người đứng đầu Chính phủ một lần nữa nhấn mạnh quyết tâm chấn chỉnh các thị trường này, “không làm không được” để xử lý người sai, bảo vệ người đúng, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người dân, doanh nghiệp.

Cạnh đó, xuất hiện tình trạng khan hiếm xăng dầu cục bộ ở một số địa phương; tình trạng thiếu thuốc và trang thiết bị y tế chưa được xử lý dứt điểm.

Trước những diễn biến mới, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương đã bình tĩnh, theo dõi, nắm chắc tình hình, tổ chức các cuộc làm việc, tham vấn các chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp, người dân, đánh giá đúng tình hình, đưa ra nhiệm vụ, giải pháp phù hợp, hạn chế tác động tiêu cực từ tình hình.

Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập tổ công tác về thanh khoản, tiền tệ, vốn do Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm tổ trưởng. Tổ công tác về thị trường bất động sản do Bộ trưởng Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị làm tổ trưởng. Tổ công tác về trái phiếu doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc làm Tổ trưởng. Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam được giao tiếp tục trực tiếp chỉ đạo xử lý tình trạng thiếu thuốc, sinh phẩm, vật tư y tế. Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên xử lý các vấn đề liên quan tới xăng dầu.

Từ đó, Việt Nam đã kiểm soát được tình hình; kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng. Các cân đối lớn được bảo đảm như cân đối thu chi (đến thời điểm này, bội thu khoảng 276.000 tỷ đồng, tạo dư địa để thực hiện các nhiệm vụ); xuất-nhập khẩu (xuất siêu hơn 10 tỷ USD); cơ bản bảo đảm đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

An sinh xã hội được bảo đảm; chính trị-xã hội ổn định; quốc phòng, an ninh, độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ được giữ vững; trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm; đối ngoại và hội nhập được tăng cường, mở rộng.

Về tình hình sắp tới, theo Thủ tướng, phải xác định tiếp tục sẽ có nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là do tác động từ bên ngoài. Vì vậy, phải tiếp tục nắm chắc tình hình, rút kinh nghiệm quản lý, điều hành để triển khai các nhiệm vụ, giải pháp, hoàn thành ở mức cao nhất các chỉ tiêu Quốc hội giao.

Ông lưu ý, phải tiếp tục xử lý các vấn đề nổi lên như khắc phục triệt để tình trạng thiếu xăng dầu, thuốc, vật tư y tế, thúc đẩy tiêm chủng… Phát triển các loại trị trường hoạt động an toàn, lành mạnh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, nhất là trong dịp Tết, không để thiếu hụt và ổn định giá cả các loại hàng hóa...

Theo chương trình, tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận về tình hình kinh tế-xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2022; tình hình thực hiện chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội; tình hình giải ngân vốn đầu tư công 11 tháng năm 2022; tình hình triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; dự thảo nghị quyết của Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

Số liệu của cơ quan thống kê cho thấy, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2022 tăng 0,39% so với tháng trước. So với tháng 12/2021, CPI tháng 11/2022 tăng 4,56% và so với cùng kỳ năm trước tăng 4,37%. Bình quân 11 tháng năm 2022, CPI tăng 3,02% so với cùng kỳ năm trước.

Lạm phát cơ bản tăng 2,38%, thấp hơn mức CPI bình quân chung (tăng 3,02%), điều này phản ánh biến động giá tiêu dùng chủ yếu do giá lương thực và giá xăng dầu.

Tổng thu ngân sách Nhà nước 11 tháng ước đạt 1.638,9 nghìn tỷ đồng, bằng 116,1% dự toán năm. Tổng chi ngân sách Nhà nước lũy kế 11 tháng năm 2022 ước đạt 1.359,0 nghìn tỷ đồng, bằng 76,2% dự toán năm, đảm bảo các nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, quản lý Nhà nước, thanh toán các khoản nợ đến hạn…

Cán cân thương mại hàng hóa tính chung 11 tháng, ước tính xuất siêu 10,6 tỷ USD (cùng kỳ năm trước xuất siêu 0,6 tỷ USD). An ninh lương thực được bảo đảm. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện tại Việt Nam 11 tháng đạt 19,68 tỷ USD tăng 15,1% - cao nhất của 11 tháng trong 5 năm qua.

Với tình hình doanh nghiệp, trong 11 tháng, cả nước có 194,7 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 33,2% so với cùng kỳ năm trước; bình quân 1 tháng có 17,7 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động.

Ở chiều ngược lại, có 132,3 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường, tăng 24,3%; bình quân 1 tháng có 12 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm