Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 14/09/2021 - 08:33
(Thanh tra) - “Quốc hội phê duyệt Đề án Tổng thể và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là những quyết định mang tính lịch sử. Quyết định phê duyệt đầu tư Chương trình làm chậm làm hạn chế cơ hội tiếp cận nguồn lực để phát triển”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm. Ảnh: Đ.X
Chính phủ vừa có báo cáo kết quả 1 năm thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.
Có phương án cân đối đủ 104 nghìn tỷ của Chương trình
Trình bày báo cáo tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội chiều 13/9, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh cho biết, sau hơn 1 năm thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được Quốc hội giao tại Nghị quyết 120, Chính phủ, Thủ tướng, các bộ, ngành, địa phương đã khắc phục những thách thức rất lớn trong điều kiện dịch bệnh diễn biến phức tạp và đã đạt những kết quả nổi bật.
Theo đó, Chính phủ đã kịp thời thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030. Đồng thời, ban hành kế hoạch công tác cụ thể của Ban Chỉ đạo Trung ương để tập trung nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện Báo cáo Nghiên cứu khả thi của Chương trình.
“Các bộ, ngành, địa phương vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã có đánh giá khoa học, đầy đủ và khách quan làm cơ sở đề xuất chi tiết, đầy đủ nội dung đầu tư kèm theo các giải pháp cụ thể về cơ chế, chính sách trong khuôn khổ Chương trình Mục tiêu quốc gia”, ông Lềnh nói.
Các dự án, tiểu dự án của Chương trình bao phủ nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; các giải pháp, cơ chế, chính sách cụ thể được tham vấn đầy đủ các bên liên quan, có tính khả thi cao trong giải quyết các vấn đề cơ bản, bức xúc nhất hiện nay ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và địa bàn các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn nhất nói riêng.
Đáng chú ý, theo ông Lềnh, dù cân đối ngân sách Trung ương khó khăn, Chính phủ vẫn chỉ đạo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính có phương án cân đối đủ hơn 50 nghìn tỷ đồng vốn đầu tư và hơn 54 nghìn tỷ đồng vốn chi thường xuyên cho các dự án, tiểu dự án của Chương trình theo đúng chủ trương đã được Quốc hội phê duyệt.
Một số văn bản để triển khai thực hiện vẫn đang xây dựng
Bên cạnh kết quả đạt được vẫn có những tồn tại, hạn chế. Trong đó, hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương còn chậm; tiến độ chuẩn bị đầu tư Chương trình bị kéo dài hơn so với kế hoạch đề ra. Bộ trưởng Hầu A Lềnh cho biết, tới thời điểm báo cáo, hồ sơ thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi mới được trình báo cáo Thủ tướng xem xét, phê duyệt.
Một số văn bản về cơ chế, chính sách để triển khai thực hiện vẫn đang trong quá trình xây dựng, đặc biệt là tiến độ xây dựng quyết định của Thủ tướng về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương rất chậm dẫn đến những ảnh hưởng trong việc hoàn thành các thủ tục phê duyệt đầu tư Chương trình, tác động tới kế hoạch triển khai và chuẩn bị đầu tư của các địa phương…
Thẩm tra báo cáo của Chính phủ, Thường trực Hội đồng Dân tộc đánh giá, hoạt động phối hợp trong triển khai thực hiện Chương trình chưa thực sự hiệu quả là một trong những nguyên nhân dẫn đến quyết định đầu tư Chương trình chưa được phê duyệt.
Theo báo cáo, đến nay báo cáo nghiên cứu khả thi Chương trình, quyết định đầu tư Chương trình vẫn chưa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
“Quốc hội phê Đề án Tổng thể và Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 là những quyết định mang tính lịch sử. Quyết định phê duyệt đầu tư Chương trình làm chậm làm hạn chế cơ hội tiếp cận nguồn lực để phát triển”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm nhấn mạnh.
Liên quan đến nguồn vốn, theo ông Y Thanh Hà Niê Kđăm, hầu hết các địa phương thụ hưởng Chương trình là các tỉnh gặp khó khăn trong việc tự cân đối ngân sách, phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Trung ương. Vì vậy, Thường trực Cơ quan thẩm tra đề nghị, Chính phủ báo cáo khả năng cân đối, bố trí ngân sách trung ương theo Nghị quyết 120, tối thiểu là 137.664 tỷ đồng, đặc biệt là vốn chi thường xuyên cho Chương trình.
Hội đồng Dân tộc cũng đề nghị Chính phủ làm rõ cơ sở, tính phù hợp cho kiến nghị với Quốc hội cho phép sử dụng cơ chế cấp phát toàn bộ đối với nguồn vốn vay ODA cho các địa phương phụ thuộc từ 90% ngân sách Trung ương trở lên và áp dụng tỷ lệ cho vay lại 10% đối với các địa phương còn lại trong Chương trình.
Thủ tướng đã ban hành Quyết định số 861 ngày 4/6/2021 phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Sau đó, Ủy ban Dân tộc ban hành Quyết định số 433 ngày 18/6/2021 phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Theo 2 quyết định này, địa bàn đầu tư của Chương trình được xác định là 1.551 xã đặc biệt khó khăn, 2.027 thôn đặc biệt khó khăn và 71 xã An toàn khu vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Hội đồng Dân tộc đề nghị Chính phủ tiếp tục rà soát, xem xét các địa bàn, để xuất chính sách, giải pháp phù hợp trong thời gian tới đối với 1832 xã không thuộc đối tượng của Chương trình.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC
Thái Hải