Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 14/06/2022 - 10:54
(Thanh tra) - Cảnh sát cơ động được quyền mang theo người vũ khí lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ chống khủng bố, giải giải cứu con tin; ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ…
Đại biểu Quốc hội bấm nút biểu quyết thông qua Luật Cảnh sát cơ động. Ảnh: Đ.X
Sáng ngày 14/6, Quốc hội đã bấm nút thông qua dự thảo Luật Cảnh sát cơ động với 454/474 đại biểu tán thành. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2023 với 33 điều.
Một trong những điều đáng chú ý là luật quy định rõ 9 nhiệm vụ và 7 quyền hạn cho cảnh sát cơ động.
Theo đó, cảnh sát cơ động có những quyền như sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.
Cảnh sát cơ động được quyền mang theo người vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ vào cảng hàng không, lên tàu bay dân sự để làm nhiệm vụ chống khủng bố, giải giải cứu con tin; trấn áp đối tượng thực hiện hành vi nguy hiểm có sử dụng vũ khí, vật liệu nổ; bảo vệ vận chuyển hàng đặc biệt, áp giải bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng…
Cạnh đó, được giao quyền ngăn chặn, vô hiệu hóa tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ trực tiếp tấn công, đe dọa tấn công hoặc xâm phạm mục tiêu bảo vệ của Cảnh sát cơ động trong phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay.
Cảnh sát cơ động còn có quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự của cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam để thực hiện các nhiệm vụ cấp bách.
Quyền nữa của cảnh sát cơ động là được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp sơ đồ, thiết kế của công trình, trụ sở, nhà ở, phương tiện, trừ công trình quốc phòng, khu quân sự, phương tiện thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng; được vào trụ sở cơ quan, tổ chức, chỗ ở của cá nhân để chống khủng bố, giải cứu con tin.
Trước khi đại biểu bấm nút biểu quyết, trình bày báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, có ý kiến đề nghị bổ sung quy định cụ thể về nhiệm vụ chống bạo loạn, chống khủng bố vì đây là nhiệm vụ chủ yếu của cảnh sát cơ động.
Về việc này, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, bạo loạn, khủng bố là những tình huống có tính chất nghiêm trọng và phức tạp, nên khi vụ việc xảy ra đòi hỏi phải xử lý nhanh chóng, linh hoạt, áp dụng các biện pháp công tác có tính chất nghiệp vụ đặc thù; đồng thời, phải tuân thủ quy định của pháp luật về phòng, chống khủng bố.
Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị không quy định cụ thể việc thực hiện nhiệm vụ này trong dự thảo luật.
Liên quan đến quyền của cảnh sát cơ động, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng, hiện nay khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay đối với tàu bay không người lái và các phương tiện bay siêu nhẹ đang được quy định và thực hiện theo Quyết định số 18 của Thủ tướng Chính phủ. Nhằm tạo cơ sở pháp lý để cảnh sát cơ động thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mục tiêu, dự thảo luật đã bổ sung quyền hạn này.
“Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã yêu cầu Bộ Công an phối hợp với Bộ Quốc phòng tham mưu, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan để xác định phạm vi khu vực cấm bay, khu vực hạn chế bay và phân công trách nhiệm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và khả năng của cảnh sát cơ động.
Trường hợp xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm khu vực bảo vệ mục tiêu mà vượt quá khả năng, thì cảnh sát cơ động có trách nhiệm phối hợp với các lực lượng khác để xử lý hiệu quả”, Tổng Thư ký thông tin.
Luật cũng quy định việc bảo đảm hoạt động và chế độ, chính sách với cảnh sát cơ động.
Cụ thể, Nhà nước bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất, đất đai, trụ sở, công trình cho hoạt động của cảnh sát cơ động theo quy định của pháp luật có liên quan.
Cảnh sát cơ động cũng được trang bị vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, tàu bay, tàu thuyền, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Ngoài ra, cảnh sát cơ động sử dụng trang phục, công an hiệu, cờ hiệu, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng minh công an nhân dân. Cảnh sát cơ động còn có phù hiệu, giấy chứng nhận công tác đặc biệt, trang phục huấn luyện, trang phục chiến đấu riêng.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền