Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Đại biểu Quốc hội: Cảnh sát cơ động nổ súng chịu trách nhiệm trước chủ thể nào?

Thứ năm, 26/05/2022 - 20:00

(Thanh tra) - Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám đề nghị, quy định theo hướng khi cảnh sát cơ động nổ súng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trên.

Đại biểu Quốc hội Tô Văn Tám nêu ý kiến về Dự án Luật Cảnh sát cơ động. Ảnh: Đ.X

Ngày 26/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Cảnh sát cơ động.

Chưa rõ huy động phương tiện mà bị thiệt hại đến bù thế nào

Nêu ý kiến, đại biểu Bế Minh Đức (đoàn Cao Bằng) đề cập đến quy định cảnh sát cơ động huy động người, phương tiện, thiết bị.

Theo đại biểu, việc quy định trong một số trường hợp đặc biệt, được huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và người đang sử dụng điều khiển thiết bị, phương tiện đó để đảm bảo khả năng hoàn thành nhiệm vụ là cần thiết.

Nhưng ông Đức cho rằng, thẩm quyền huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự, quy định thẩm quyền như dự thảo luật là “quá rộng”. Trong khi, đó là con người, là phương tiện, thiết bị dân sự, là tài sản của nhân dân, có những tài sản giá trị lớn, rủi ro bị thiệt hại khi huy động là có.

“Nếu xảy ra trường hợp lạm dụng quyền huy động vì mục đích cá nhân thì việc xử lý hệ lụy sẽ rất phức tạp”, ông Đức nêu.

Theo đại biểu đoàn Cao Bằng, cần cân nhắc thêm quy định chỉ những trường hợp đặc biệt, thật sự cần thiết mới có thể huy động người, phương tiện, thiết bị dân sự và giới hạn người có thẩm quyền huy động khi thực hiện nhiệm vụ độc lập phải là người phục vụ lâu dài trong lực lượng hoặc giữ cấp bậc, chức vụ nhất định.

Đại biểu Bế Minh Đức (đoàn Cao Bằng)

Trong khi đó, đại biểu Tô Văn Tám (Kon Tum) nói, dự thảo luật quy định “đối với phương tiện, thiết bị được huy động làm nhiệm vụ mà bị thiệt hại thì được đền bù theo quy định tại khoản 4 Điều 32”, nhưng khi xem lại khoản 4 Điều 32 thì không “rõ đền bù như thế nào”.

“Tôi đề nghị quy định rõ theo hướng là đền bù theo quy định của Luật Trưng mua, trưng dụng, một số luật”, ông Tám nói và dẫn ví dụ Luật Dự bị động viên quy định rõ "thực hiện bồi thường như đối với người có tài sản bị trưng dụng theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản”.

Bảo đảm máy bay trang bị phục vụ đúng mục đích, tránh lãng phí

Đại biểu Tám cũng băn khoăn với quy định trong dự thảo “khi thực hiện nhiệm vụ có tổ chức thì người chỉ huy có quyền ra lệnh nổ súng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình”.

Ông Tám cho rằng, điều luật chưa quy định rõ chịu trách nhiệm trước chủ thể nào.

“Đề nghị bổ sung quy định theo hướng khi ra lệnh nổ súng như vậy phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cấp trên, nếu chúng ta chỉ quy định chịu trách nhiệm như thế thì chưa rõ là chịu trách nhiệm gì”, đại biểu Tám nói.

Một vấn đề nữa, liên quan đến việc trang bị tàu bay, tàu thuyền cho cảnh sát cơ động.

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị)

Đại biểu Hoàng Đức Thắng (Quảng Trị) cho rằng, dù giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao cho Chính phủ quy định cụ thể, tuy nhiên, cần phải xây dựng khung khuôn khổ pháp luật để xác định tính pháp lý trang bị máy bay cho cảnh sát cơ động, bảo đảm máy bay trang bị phục vụ đúng mục đích hoạt động có tính riêng biệt của lực lượng, tránh lãng phí.

Đồng thời, không làm phát sinh chồng chéo, xung đột với các phương tiện bay của lực lượng khác và nhất là quản lý không gian bay, bảo đảm sự thống nhất giữa yêu cầu hoạt động bay của cảnh sát cơ động với hoạt động, kiểm soát, chỉ huy thống nhất bảo vệ vùng trời của lực lượng phòng không, không quân.

“Đề nghị cần bổ sung nội dung về nguyên tắc trang bị tàu bay và tàu thuyền cho lực lượng cảnh sát cơ động, nguyên tắc hoạt động, chỉ huy phối hợp bay của các phương tiện tàu bay, tàu thuyền của cảnh sát cơ động”, ông Thắng nêu ý kiến.

Tranh luận đại biểu Quản Minh Cường (Đồng Nai) nói, các lực lượng cảnh sát, hải quan, kiểm lâm, kiểm ngư, ví dụ như ở Nhật Bản, Mỹ và ngay cảnh sát hoàng gia Thái Lan, Campuchia cũng sử dụng rất nhiều phương tiện này, chẳng lẽ Việt Nam lại đi sau?

“Các đối tượng tội phạm, nhất là tội phạm ma túy hoạt động sử dụng máy bay trực thăng, thậm chí cả chuyên cơ. Cho nên vấn đề này đưa vào dự thảo luật là kịp thời", ông Cường nêu.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức Net Zero vào năm 2050

(Thanh tra) - Việt Nam được Liên hiệp quốc coi là một trong những quốc gia đi đầu trong việc thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững. Mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, Việt Nam cam kết thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 (Net Zero) vào năm 2050.

T.Thanh

13:44 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm