Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Càng sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập lại càng phình ra, có chuyện này không?

Hương Giang

Thứ sáu, 18/08/2023 - 15:50

(Thanh tra) - Trong giám sát việc đổi mới, nâng cao hiệu quả các đơn vị sự nghiệp công lập, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần làm rõ các vướng mắc trong thực tiễn, có hay không chuyện, sắp xếp có nhiều chỗ cơ học, “càng sắp xếp lại càng phình ra”.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương. Ảnh: Đ.X

Ngày 18/8, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của đoàn giám sát về “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập giai đoạn 2018-2023”.

Đây là chuyên đề được giao cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát, có tính chất rất rộng với phạm vi là các cơ quan Đảng ở Trung ương, Chính phủ, hệ thống hành chính, tư pháp, các tổ chức chính trị xã hội… theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định.

Phạm vi giám sát rất rộng

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cũng nói đây là một chuyên đề rất rộng, trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Các đơn vị sự nghiệp công lập có số lượng lớn, mô hình, địa vị pháp lý và quyền hạn cũng rất khác nhau. Từ đó, ông Phương đề nghị kế hoạch giám sát xác định trọng tâm, mà điều vướng nhất trong thực tiễn chính là việc sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập, phải đánh giá đúng việc này.

“Vừa rồi sắp xếp có nhiều chỗ cơ học, không làm mạnh lên mà còn làm cho yếu đi và khó hoạt động hơn. Đây là một điểm vướng trong thực tiễn mà chúng ta hay nói là càng sắp xếp lại càng phình ra, có câu chuyện này không?”, ông Phương đặt vấn đề.

Uy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo kế hoạch giám sát và đề cương báo cáo của đoàn giám sát về đổi mới hệ thống tổ chức, nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập. Ảnh.P.Thắng

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng góp ý cần giám sát việc hoàn thiện cơ chế, chính sách tự chủ và tài chính.

“Cách đi của chúng ta đã hợp lý chưa? Tôi vẫn có cảm giác từ câu chuyện chọn đột phá là tự chủ tài chính đã gây ra vướng rất nhiều cho các đơn vị sự nghiệp công lập, bó tay, bó chân anh em”, theo phát biểu của ông Phương.

Ông phân tích theo quy định tự chủ tài chính nhưng nhiệm vụ lại không được tự chủ, tổ chức, biên chế chỉ tự chủ một phần, còn lại vẫn do cấp trên quyết.

“Tự chủ như thế nào? Một phần hay tự chủ toàn bộ của từng nội dung đó? Tự chủ tài chính thế nào? Tôi cho đây là trọng tâm cần phải đánh giá, phân tích”, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng vai trò quản lý của Nhà nước với sự nghiệp công lập thế nào đang là “nút thắt” cần tháo gỡ cả về quan điểm và chhính sách pháp luật.

Rất lúng túng và rối

Được mời phát biểu về vấn đề này, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang thừa nhận đây là một lĩnh vực đang “rất lúng túng”, bởi quy định hiện nay lúc chồng chéo, lúc không cập nhật kịp, lúc thì rất rối.

“Nói chung là rất phức tạp, mỗi đơn vị bây giờ làm theo một kiểu riêng, rất khó”, Phó Thủ tướng nói.

Hơn nữa, theo ông Quang, nội dung này đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội. Ông kỳ vọng sau cuộc giám sát này sẽ có sự điều chỉnh hợp lý, tốt hơn trước nhằm cải thiện tình hình.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang. Ảnh: P.Thắng

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Nguyễn Khắc Định nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về việc phải đổi mới công tác giám sát.

“Qua giám sát phải làm rõ những sơ hở, thiếu sót, chồng chéo, mâu thuẫn của hệ thống pháp luật, của cơ chế, chính sách, đường lối để xem rằng có sơ hở, có nguy cơ xảy ra tham nhũng, tiêu cực từ trong các chính sách đó hay không”, ông Định nêu.

Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, qua giám sát phải làm rõ tình trạng có hay không và ở đâu? Ai chịu trách nhiệm về tình trạng cán bộ né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, xử lý công việc chậm, gây khó khăn cho công dân và tổ chức, gây cản trở sự phát triển kinh tế - xã hội?

Theo kế hoạch, đối tượng giám sát được chia làm 2 nhóm:

- Nhóm các cơ quan chịu sự giám sát là nhóm trọng tâm, bao gồm: Chính phủ; các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Nội dung giám sát tập trung vào việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập về sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị sự nghiệp công lập; quản lý biên chế; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các đơn vị sự nghiệp công lập; hoàn thiện cơ chế tài chính, thực hiện cơ chế tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp công lập...

- Nhóm các cơ quan tổ chức có liên quan, bao gồm: các cơ quan Đảng ở Trung ương, TAND Tối cao, Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Văn phòng Quốc hội, Viện Nghiên cứu Lập pháp, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội.

Nhóm các cơ quan này chỉ báo cáo việc thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý gắn với việc thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW và các văn bản pháp luật có liên quan. 

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

Ninh Thuận: Phấn đấu vùng đồng bào dân tộc thiểu số giảm hộ nghèo xuống dưới 10%

(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Hoàng Nam

22:10 22/11/2024
Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

Giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị đối với ông Hà Sỹ Đồng

(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.

Minh Tân

17:29 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm