Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ ba, 15/07/2014 - 15:14
(Thanh tra) - Việc giữ nguyên mô hình đại diện chủ sở hữu Nhà nước như hiện nay sẽ không khắc phục được triệt để các tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý doanh nghiệp Nhà nước (DNNN).
Chủ nhiệm UBKT Nguyễn Văn Giàu cho rằng, việc thành lập cơ quan độc lập sẽ tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc quản lý vốn nhà Nước tại doanh nghiệp. Ảnh: Thảo Nguyên
Sáng nay (15/7), Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau của Dự án Luật Quản lý, sử dụng vốn NN đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Cơ quan soạn thảo đề xuất giữ nguyên mô hình đại diện chủ sở hữu NN như hiện nay. Theo đó, Chính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu NN; Thủ tướng Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu NN đối với DN do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và đối với vốn NN đầu tư tại DN khác; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trực tiếp thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu NN tại DN theo quy định của pháp luật.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế (UBKT) Nguyễn Văn Giàu nhận định, việc giữ nguyên mô hình đại diện chủ sở hữu NN như hiện nay sẽ không khắc phục được triệt để các tồn tại, yếu kém trong công tác quản lý DNNN. Do vậy, UBKT đề xuất, cần quy định thành lập một cơ quan độc lập thuộc Chính phủ hoạt động theo Luật này, thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn NN tại DN.
“Thực hiện phương án này sẽ tạo được sự đột phá, thay đổi cơ bản trong việc quản lý DNNN, tách biệt chức năng quản lý NN và chức năng chủ sở hữu DN. Các cơ quan quản lý NNchỉ tập trung vào việc xây dựng thể chế, chính sách để các DN hoạt động, thực hiện công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn NN của DN, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc quản lý vốn NN tại DN”, ông Giàu nhấn mạnh.
Nếu lựa chọn theo phương án này, UBKT kiến nghị Đảng Đoàn Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị và báo cáo Ban Chấp hành Trung ương Đảng quyết định trước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua.
Đồng tình, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc K’So Phước đặt vấn đề, chúng ra đã rất bức xúc về vấn đề này. Đây là thuế của dân nên dứt khoát NN phải quản lý dù giao bộ A, bộ B quản lý thì NN phải xác định ai thay tôi quản lý tất cả nguồn vốn này. Mỗi bộ, ngành quản lý một tý, mỗi địa phương cũng vậy khiến việc quản lý vốn NN tại DN thiếu thống nhất, “lớn mà không mạnh”, không cạnh tranh được bên ngoài mà cạnh tranh nội bộ với nhau trên cùng lĩnh vực, cùng sản phẩm hàng hóa, chưa kể mỗi bộ, ngành lại “đẻ” ra một bộ phận để quản lý. “Giờ đưa về một mối có khi tốt hơn, chưa chắc đã “phình” ra biên chế, nhưng rõ ràng trách nhiệm sẽ cụ thể hơn”, ông K’So Phước nói.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng cũng cho rằng, công tác quản lý vốn của NN tại DN phải cải cách và cần phải có một cơ quan đúng tầm đề quản lý. Còn mô hình cụ thể thì tiếp tục tính toán trong quá trình xây dựng Luật này và Luật Tổ chức Chính phủ.
Tuy nhiên, theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, nếu thành lập cơ quan độc lập thuộc Chính phủ, thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn NN tại DN sẽ là bước thụt lùi và quay lại mô hình bao cấp trước đây. DN “khổ” nhất là khi muốn đầu tư gì là phải “trình, bẩm”, đến khi được thông qua quyết định đầu tư thì đã lỡ mất cơ hội.
Ông Phúc đề xuất, nên để phát huy vai trò chủ đạo của DN, tổng công ty. NN không nên can thiệp quá sâu vào việc này mà phát huy vai trò quản lý NN về từng chuyên ngành.
Đa số ý kiến cũng đề nghị dự thảo Luật cần cụ thể hóa những ngành, lĩnh vực NN sẽ đầu tư vốn NN vào DN theo từng hình thức đầu tư cụ thể. Cần xác định những ngành, lĩnh vực NN không tham gia hoặc tham gia ở mức độ nhất định; những lĩnh vực NN cần giữ vốn và đẩy nhanh những lĩnh vực cần thoái vốn NN tại DN. Các quy định tiền lương, tiền thưởng phải bảo đảm thống nhất với quy định của Bộ Luật lao động.
Cùng với đó, kiểm soát nghiêm ngặt việc đầu tư vốn của DN ra nước ngoài do việc đầu tư ra nước ngoài có nhiều rủi ro. Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nói: "Tôi rất phân vân về vấn đề này. Nếu có rủi ro, báo cáo như thế nào? Ai phải chịu trách nhiệm? Đây là vấn đề rất lớn nhưng dự thảo chưa làm rõ, cần phải nghiên cứu, quy định cụ thể".
Thảo Nguyên
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều ngày 12/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Nam đã tổ chức hội nghị thảo luận và cho ý kiến về dự thảo Đề án sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tỉnh Hà Nam. Đây là một trong những nội dung quan trọng nhằm tinh gọn, nâng cao hiệu lực và hiệu quả hoạt động của các cơ quan trong hệ thống chính trị, theo chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW.
Chính Bình
21:26 12/12/2024(Thanh tra) - Chiều 12/12, tại buổi làm việc với Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường đã yêu cầu ngành Ngoại giao làm tốt hơn nữa công tác tổ chức, sắp xếp bộ máy, đào tạo, đánh giá cán bộ theo tinh thần của Nghị quyết số 18 về “một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
T.T
21:06 12/12/2024Hương Giang
20:49 12/12/2024Thu Huyền
20:30 12/12/2024Trọng Tài
20:27 12/12/2024Trần Kiên
19:26 12/12/2024Bùi Bình
Hải Hà
Phương Anh
Lê Phương
Văn Thanh
Chính Bình
Theo VietinBank
Theo EVNNPC
Theo VietinBank
Thu Hương
Theo EVNNPC
Theo EVNNPC