Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần chuyển mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu

Thứ sáu, 14/01/2011 - 11:25

(Thanh tra)- Ngày 13/1, các đại biểu dự Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng tiếp tục thảo luận và cho ý kiến tại Đoàn và Hội trường về dự thảo các văn kiện trình Đại hội.

Đồng chí Vũ Hồng Khanh, Đoàn Đại biểu Đảng bộ TP Hà Nội, tham luận tại Đại hội (Ảnh: TTXVN)

Tham gia thảo luận, các đại biểu đều cho rằng, báo cáo của Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá X về các văn kiện Đại hội XI do Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh trình bày tại phiên khai mạc đã nêu bật những thành tựu mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được trong nhiệm kỳ qua, đặc biệt là sau hơn 20 năm đổi mới. Hầu hết các ý kiến phát biểu đều bày tỏ sự nhất trí với chủ đề "Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại” mà Đại hội Đảng XI đề ra. 

Về những định hướng lớn về phát triển kinh tế, các đại biểu đã tập trung phân tích các khía cạnh về đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH), hiện đại hóa (HĐH); phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN; chính sách phát triển đối với các thành phần kinh tế, chế độ phân phối… Về cơ bản, các đại biểu cơ bản đồng tình với 3 khâu đột phá được xác định trong Dự thảo Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020 là: Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN, trọng tâm là tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và cải cách hành chính. Phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, tập trung vào việc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục quốc dân; gắn kết chặt chẽ phát triển nguồn nhân lực với phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ với một số công trình hiện đại, tập trung vào hệ thống giao thông và hạ tầng đô thị lớn.

Các đại biểu cũng bày tỏ sự đồng tình với các nội dung trong các báo cáo tại Đại hội XI; những thành tựu to lớn về mọi mặt trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội trong 10 năm qua (2001 - 2010) với tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt con số ấn tượng (đạt tốc độ bình quân 7,2%/năm); đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân không ngừng được nâng lên, các chính sách về an sinh xã hội được bảo đảm.

Thảo luận về Cương lĩnh Xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (bổ sung, phát triển năm 2011), các đại biểu đã tập trung đóng góp ý kiến vào các nội dung: Đánh giá tổng quát quá trình cách mạng Việt Nam (những thắng lợi vĩ đại; những yếu kém, khuyết điểm, khó khăn, thách thức; những bài học lớn); đặc trưng xã hội XHCN mà nhân dân ta xây dựng; mục tiêu và những phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc XHCN; những định hướng lớn về phát triển kinh tế; định hướng phát triển văn hóa - xã hội; những định hướng lớn về quốc phòng, an ninh và đối ngoại; định hướng xây dựng và hoàn thiện nền dân chủ XHCN; xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN; về Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân; công tác xây dựng Đảng…

Các đại biểu đã đóng góp ý kiến về phương hướng xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, tổ chức, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, nâng cao chất lượng đảng viên, kiện toàn tổ chức cơ sở Đảng; công tác cán bộ, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý các cấp; công tác vận động nhân dân xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; công tác Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị; cho ý kiến về Báo cáo một số vấn đề bổ sung, sửa đổi Điều lệ Đảng và Dự thảo Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi); Báo cáo Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành T.Ư khóa X.

Về Báo cáo Kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo Ban Chấp hành T.Ư khóa X, các đại biểu đã thảo luận các nội dung: Ưu, khuyết điểm của Ban Chấp hành T.Ư trong lãnh đạo triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội X và chuẩn bị Đại hội XI của Đảng; ưu, khuyết điểm của Ban Chấp hành T.Ư, Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong phương thức lãnh đạo, phong cách và lề lối làm việc.

Buổi chiều, các đại biểu làm việc tại Hội trường thảo luận các văn kiện Đại hội XI. Đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội điều khiển phiên thảo luận.

Mở đầu phiên thảo luận, đại biểu Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã trao đổi xung quanh vấn đề nhìn lại 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 và những bài học rút ra để thực hiện thắng lợi Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội năm 2011 - 2020. Theo đại biểu, Việt Nam đang tiếp tục đẩy mạnh sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hướng tới mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước CNH, HĐH. Thực tiễn 10 năm qua đã khẳng định, con đường phát triển của đất nước ta là đúng đắn. Do vậy, những bài học được rút ra trong thời gian tới là cần phát huy tính dân chủ, khơi dậy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực cho phát triển đất nước; coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của sự phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng; bảo đảm tính độc lập tự chủ và chủ quyền quốc gia, giữ vững ổn định chính trị - xã hội; chủ động tích cực hội nhập quốc tế, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển đất nước mà bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

Về vấn đề đẩy mạnh phát triển kinh tế tri thức đưa đất nước phát triển bền vững, theo đại biểu Vũ Hồng Khanh (Đoàn Hà Nội), một trong những điểm nhấn quan trọng là Việt Nam cần thay đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Cụ thể là cần khẩn trương xây dựng một chương trình trí thức mang tầm cỡ quốc gia đưa nước ta trở thành nước CNH, HĐH trong thời gian sớm nhất. Đặc biệt, cần thu hút các tập đoàn xuyên quốc gia đầu tư vào Việt Nam…

Thảo luận về công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững, đại biểu Phạm Khôi Nguyên (Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường) đã đề xuất một số giải pháp như: Cụ thể hóa nội dung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng thân thiện với môi trường, tiếp cận mô hình “tăng trưởng xanh”... Cần kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu. Đẩy mạnh cơ chế kinh tế hóa, chuyển đổi quyết liệt cơ chế nặng về “bao cấp”, “xin - cho”, nặng về kiểm soát hành chính trong quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ luật Môi trường; xây dựng một chiến lược vận động các nước, các nhà tài trợ quốc tế hỗ trợ Việt Nam ưu tiên giải quyết các vấn đề về môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường…


Phương Hiếu

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

Đầu tháng 1/2025, Hà Nội hoàn thành sắp xếp bộ máy

(Thanh tra) - Với quyết tâm chính trị cao nhất, Hà Nội phải hoàn thành việc tổng kết sắp xếp bộ máy theo đúng tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư Tô Lâm vào đầu tháng 1/2025.

Hải Hà

17:54 12/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm