Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Cần “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao

Hương Giang

Thứ sáu, 19/07/2024 - 10:11

(Thanh tra) - Nêu rõ trong chuyển đổi số, ai nắm bắt được sẽ đi nhanh hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn, Thủ tướng nhấn mạnh phương châm “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong nhiều lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong chuyển đổi số, ai nắm bắt được sẽ đi nhanh hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn. Ảnh: N.Bắc

Sáng 19/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì jội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số. Hội nghị được truyền trực tuyến tới trụ sở UBND các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Nắm bắt được chuyển đổi số sẽ đi nhanh hơn, hiệu quả hơn

Nhắc lại tinh thần Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Thủ tướng nhấn mạnh khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực lớn cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nhiệm kỳ này và nhiệm kỳ tiếp theo.

Đảng cũng xác định khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo là một trong những đột phá trong phát triển.

Với Việt Nam, Thủ tướng khẳng định định hướng ưu tiên cho tăng trưởng nên cần làm mới các động lực tăng trưởng cũ (tiêu dùng, đầu tư và xuất khẩu) và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới gồm: kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, kinh tế tri thức.

“Trong chuyển đổi số, ai nắm bắt được sẽ đi nhanh hơn, đột phá hơn, hiệu quả hơn”, Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta đã xác định phương châm “bắt kịp, tiến cùng và vượt lên” trong nhiều lĩnh vực mới nổi, công nghệ cao.

Theo Thủ tướng, các chuyên gia, tập đoàn công nghệ lớn nước ngoài đều khuyến nghị Việt Nam cần tập trung cho phát triển chuyển đổi số, điện toán đám mây, cơ sở dữ liệu…

Ông đánh giá chuyển đổi số đã đến "từng ngõ, từng nhà, từng người", kinh tế số thẩm thấu vào mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng, làm thay đổi cơ bản, sâu sắc các hoạt động kinh tế - xã hội.

Ông cũng dành thời gian phân tích về vai trò, tác động tích cực, mạnh mẽ của chuyển đổi số với việc thay đổi phương thức và nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của các cấp, các ngành.

Mặt khác, thực tiễn thời gian qua cho thấy bài học kinh nghiệm rất quan trọng là việc chuyển đổi số nhanh, mạnh, hiệu quả có vai trò đặc biệt, mang tính quyết định của người đứng đầu ở các bộ, ngành, địa phương.

Nhấn mạnh đây là hội nghị rất quan trọng, theo người đứng đầu Chính phủ, thảo luận, thống nhất tư duy, phương pháp luận, cách tiếp cận để cùng nhau hành động.

Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số chủ trì hội nghị của Thường trực Chính phủ về chuyển đổi số. Ảnh: N.Bắc

“Hội nghị này cần thảo luận xác định mục tiêu, quan điểm, các nhiệm vụ, giải pháp đúng, trúng, khả thi, tổ chức thực hiện hiệu quả, tiết kiệm thời gian, chi phí nhất nhưng đạt hiệu quả cao nhất”, Thủ tướng nói.

Kinh tế số Việt Nam tăng cao nhất ASEAN 2 năm liên tiếp

Báo cáo của Bộ Thông tin và Truyền thông - Cơ quan Thường trực Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số cho biết, theo đánh giá của thế giới, tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam tăng dần qua các năm.

Nếu năm 2020, Việt Nam chỉ đứng thứ 6 trong khu vực ASEAN về tốc độ tăng trưởng kinh tế số, thì năm 2021 đứng thứ 3 và hai năm tiếp theo 2022, 2023 đứng thứ 1. Cụ thể, báo cáo của Google xác định kinh tế số Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 28%, 2023 đạt 19%, cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Về kết quả 4 năm thực hiện chuyển đổi số, Việt Nam đứng thứ 86/193; Dịch vụ công trực tuyến xếp hạng 76/193 (tăng 5 bậc).

Chính phủ điện tử của Việt Nam đứng thứ 6/11 trong ASEAN (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan, Brunei và Indonesia); dịch vụ công trực tuyến của Việt Nam đứng thứ 5/11 trong ASEAN (sau Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia).

Về xếp hạng an toàn, an ninh mạng toàn cầu, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 25/194 quốc gia, vùng lãnh thổ được xếp hạng.

Trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp: năm 2019 mới chỉ đạt gần 11%; từ năm 2020 đến nay có bước tăng trưởng đột phá, đến nay đạt 55%, tăng gấp 5 lần so với cả giai đoạn trước 2020.

Với phát triển kinh tế số, Bộ Thông tin và Truyền thông ước tính tỷ trọng kinh tế số trong GDP Việt Nam năm 2023 đạt 16,5% và đến tháng 6/2024 là 18,5%...

Về phát triển công dân số, đến tháng 12/2023, Bộ Công an đã cấp trên 84,7 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip; đã kích hoạt 45,4 triệu tài khoản định danh.

Ứng dụng VNeID ngày một được hoàn hiện, được tích hợp thêm các tiện ích phục vụ người dân như: số sức khỏe điện tử; giấy phép lái xe; ví điện tử, kê khai, đăng ký, nộp thuế; thông tin số bảo hiểm xã hội và nhiều tiện ích khác…

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

Thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa

(Thanh tra) - Chiều 23/11, với 413/422 đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã thông qua Luật Di sản văn hóa sửa đổi, trong đó có quy định về thành lập thanh tra chuyên ngành di sản văn hóa.

Hương Giang

16:19 23/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm