Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ ba, 07/11/2023 - 14:37
(Thanh tra) - Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, ưu tiên lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hệ thống hành chính sự nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà. Ảnh: Đ.X
Tiếp tục chương trình nghị sự Kỳ họp 6, từ 9 giờ 10 đến 15 giờ ngày 7/11, Quốc hội chất vấn người đứng đầu lĩnh vực nội vụ, an ninh trật tự, thanh tra, tòa án, kiểm sát, kiểm toán.
Lương giáo viên “rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn”
Chất vấn Bộ trưởng Nội vụ, đại biểu Trần Kim Yến (TP HCM) nói: Việc tinh giản biên chế cơ học và cào bằng gây ảnh hưởng lớn đến ngành giáo dục. Nhiều nơi thiếu giáo viên trong khi tuyển dụng rất khó khăn. Giáo viên nghỉ việc ngày càng nhiều do thu nhập thấp, không đảm bảo cuộc sống.
“Bộ Nội vụ có giải pháp gì?”, bà Yến chất vấn.
Chung mối quan tâm về giáo viên, đại biểu Nguyễn Thị Tuyết Nga (Quảng Bình) cho biết, giám sát của Ủy ban Văn hóa Giáo dục cho thấy mức lương giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non “rất thấp nhưng áp lực công việc rất lớn”.
Tại buổi đối thoại của Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo với 1 triệu nhà giáo vừa qua, có 6.000 câu hỏi gửi tới liên quan đến vấn đề này.
Theo bà Nga, Nghị quyết 29 của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo yêu cầu “lương nhà giáo được ưu tiên xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp”.
Vì vậy, bà đề nghị Bộ trưởng Nội vụ cho biết chủ trương này của Đảng có được cụ thể trong cải cách tiền lương của năm 2024 hay không? Giải pháp về chính sách cho nhà giáo thế nào?
Câu hỏi này cũng được bà Nga chuyển tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
Trả lời, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho biết, thời gian qua, toàn quốc đã thành công bước đầu về tinh giản biên chế. Từ 2017-2021, toàn quốc giảm 10% công chức và 11,6% viên chức hưởng lương ngân sách.
Tuy nhiên, theo bà Trà, nhiều địa phương giảm biên chế viên chức hưởng lương ngân sách thì cắt hẳn biên chế nên thiếu người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp.
Với ngành Giáo dục, Bộ trưởng Nội vụ cho rằng cần tập trung hoàn thiện thể chế như Luật Giáo dục, Luật Nhà giáo để có giải pháp đảm bảo số lượng, chất lượng, đời sống nhà giáo; sửa định mức giáo viên và mức thu học phí trong các cơ sở giáo dục mầm non đến đại học.
Bộ trưởng Nội vụ đề nghị Bộ Tài chính rà soát lại quy định về tự chủ để có tự chủ trong mầm non, giáo dục nghề nghiệp, đại học. Đây là điều kiện giảm bớt được số viên chức hưởng lương ngân sách…
Với địa phương, bà Trà đề nghị sắp xếp lại trường lớp để giảm bớt quy mô và thúc đẩy tự chủ.
Chia sẻ tâm đắc trước câu hỏi chất vấn của đại biểu Nga, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà phân tích, thu nhập nhà giáo hiện nay gồm: Lương theo chức danh nghề nghiệp, phụ cấp. Lương nhà giáo đã cải thiện hơn trước nhưng “vẫn còn thấp” so với tính chất đặc thù nhà giáo.
Bà Trà cho hay, khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ theo Nghị quyết 27, đặc biệt quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xếp trong thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.
“Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát các quy định tiền lương, phụ cấp ưu đãi nghề nhà giáo để tăng lên mức cao nhất để trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định”, bà Trà nói.
Khẩn trương xây dựng vị trí việc làm để thực hiện cải cách tiền lương
Trong cải cách tiền lương lần này, Bộ trưởng cho biết, Nghị quyết 27 nêu rõ 6 vấn đề mới: Xây dựng bảng lương theo vị trí việc làm, quy định mức lương thấp nhất khu vực công bằng mức lương thấp nhất khu vực doanh nghiệp, mở rộng quan hệ tiền lương, cơ cấu lại giữa lương cơ bản 70% - phụ cấp 30% - thưởng 10%.
Cũng liên quan đến vấn đề tiền lương, đại biểu Trịnh Minh Bình (tỉnh Vĩnh Long) cho biết, nhân viên trường học có vị trí, vai trò quan trọng trong tổ chức các hoạt động dạy và học của nhà trường. Tuy nhiên, hiện lương của nhân viên nhà trường còn rất thấp.
“Khi cải cách chính sách tiền lương mới thì Bộ trưởng có giải pháp nào để cải thiện lương của nhân viên trường học?”, đại biểu chất vấn.
Đánh giá “đây là câu hỏi rất thiết thực”, Bộ trưởng Phạm Thị Thanh Trà cho hay, hiện nay, nhân viên trường học gồm thủ quỹ, kế toán, văn thư có 150.000 viên chức. Chế độ lương với nhân viên trường còn rất thấp, chưa đảm bảo lương tối thiểu vùng theo quy định.
Vì vậy, thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ đề nghị địa phương tổng rà soát nhân viên trường học, có phương án sắp xếp đúng danh mục vị trí việc làm để cải cách tiền lương với nhóm này.
“Họ là viên chức, không được hưởng phụ cấp công vụ 25%, nên nếu cải cách tiền lương mới có thể sẽ bị thiệt thòi. Trong khi địa phương, bộ, ngành chưa hướng dẫn thi thăng hạng viên chức", bà Trà nói sẽ xét thăng hạng cho nhân viên là viên chức trường học.
Đại biểu Phạm Thị Kiều (đoàn Đắk Nông) đặt vấn đề việc xây dựng vị trí việc làm rất quan trọng để xây dựng chính sách cải cách tiền lương, nhưng đến nay vẫn chưa hoàn thiện.
Đại biểu đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ này trong thời gian tới?
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, việc xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho chính sách cải cách tiền lương cũng như để cơ cấu lại, nâng cao chất lượng và xác định trách nhiệm công vụ là “nhiệm vụ hết sức quan trọng”.
Theo bà Trà, đến nay đã hoàn thành xong danh mục vị trí việc làm. Với cơ quan, tổ chức hành chính có 866 vị trí, đơn vị sự nghiệp 615 vị trí và cán bộ công chức cấp xã 17 vị trí. Chức danh, chức vụ lãnh đạo là 232 vị trí từ Trung ương đến cấp xã.
Bà cho hay, về cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng vị trí việc làm, nhưng chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo khoa học và căn cơ…
“Xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm, đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương từ 1/7/2024”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ nói.
Tư lệnh ngành Nội vụ đề nghị các bộ, ngành, địa phương, tổ chức sớm xây dựng xong vị trí việc làm để thực hiện lộ trình cải cách tiền lương khi được Quốc hội thông qua tại kỳ họp này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Chiều 13/12, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Giang khóa XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025 tổ chức Hội nghị lần thứ 28 để tổng kết Nghị quyết 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII về “Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.
Bùi Bình
19:37 13/12/2024(Thanh tra) - Ngày 13/12/2024, UBND tỉnh Cao Bằng tổ chức hội nghị tổng kết công tác quốc phòng địa phương, giáo dục quốc phòng và an ninh năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Trung Hà
16:40 13/12/2024T.Thanh
16:36 13/12/2024PV
16:33 13/12/2024Thu Huyền
16:03 13/12/2024Chính Bình
15:56 13/12/2024Lê Hữu Chính
TC
Liên Hương
Nhóm PV
Văn Thanh
Ngọc Tuấn
Nhật Minh
Cao Sơn
Hương Trà
Lâm Ánh
Thu Huyền
Trần Quý