Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 17/03/2023 - 14:57
(Thanh tra) - Trước nhiều ý kiến băn khoăn của Ủy ban Pháp luật và Ủy ban Quốc phòng An ninh đề nghị cân nhắc bổ sung quy định cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an dành nhiều thời gian để lý giải rõ hơn về đề xuất này.
Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an
Sáng ngày 17/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 với Dự án Luật Căn cước công dân (sửa đổi).
Trước nhiều ý kiến băn khoăn đề nghị cân nhắc bổ sung quy định cấp thẻ căn cước công dân cho trẻ em dưới 14 tuổi, Đại tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Công an dành nhiều thời gian để lý giải rõ hơn về đề xuất này.
Theo Đại tướng Tô Lâm, thực tế trong rất nhiều trường hợp phải rà soát các giấy tờ liên quan đến trẻ em. Đơn cử việc phải cung cấp cho Bộ Giáo dục và Đào tạo số liệu một xã, một phường có bao nhiêu trẻ em, từ đó tính toán hệ thống đào tạo giáo dục và cư trú.
“Vừa qua kỳ thi vào lớp 10, đại học đảm bảo rất tốt. Bây giờ tiếp tục với các cháu vào lớp 1”, Bộ trưởng nói.
Đại tướng cũng nhấn mạnh hiện chúng ta kêu gọi Chính phủ điện tử thì các cháu cũng phải được giao dịch.
“Bây giờ mua sim điện thoại phải có căn cước thì các cháu dưới 14 tuổi có được dùng điện thoại không, hay bây giờ phải đăng ký của bố mẹ để dùng? Trẻ có được tham gia các hoạt động trên môi trường mạng không? Hoàn toàn được”, Bộ trưởng Công an nêu câu chuyện thực tế và cho rằng để tránh bất cập cần hoàn thiện những vấn đề này.
Nhắc đến yêu cầu quốc tế “trẻ mới sinh được cấp hộ chiếu ngay”, Đại tướng Tô Lâm nói ngoài hộ chiếu và giấy khai sinh, trẻ không còn giấy tờ gì để giao dịch.
Ngay cả đi học cũng phải dựa vào giấy khai sinh, mà giấy khai sinh lại không chứng minh được người khai sinh với người đi cùng là người giám hộ.
“Đi máy bay cũng có chuyện đối phó bằng cách xin mất giấy khai sinh để được lên máy bay, hoặc có trường hợp đi mượn giấy khai sinh của một cháu nào đấy tương thích để có được giấy tờ…”, ông Lâm nêu bất cập.
Theo Bộ trưởng Công an, việc cấp căn cước công dân cho trẻ dưới 14 tuổi không ảnh hưởng đến quyền của các cháu và sẽ tạo nhiều thuận lợi.
“Căn cước công dân cho trẻ cũng sẽ không làm theo thời hạn như người lớn, vì có những đặc trưng do trẻ còn phát triển nên có thể tính tới 5 năm cập nhật một lần, trong hệ thống quản lý động bộ thì không lo có sự cố”, Đại tướng nêu rõ.
Quyết tâm 100% công dân phải có căn cước công dân
Ông nêu thêm mục tiêu của chúng ta là 100% nhân dân giao dịch được trên môi trường điện tử. Vì vậy, đứng về mặt kinh tế xã hội nếu mọi người dân đều có căn cước sẽ rất thuận lợi.
Theo Đại tướng, thực tế hiện nay, có gần 3 triệu người chưa làm căn cước công dân và những người này làm rất khó nên lực lượng công an rất quyết tâm, mục tiêu 100% công dân phải có căn cước công dân.
“Nếu hoàn thiện được thì các công tác đều rất thuận lợi, kể cả những việc như tìm trẻ lạc, hay người bị tai nạn đều dễ dàng”, Bộ trưởng Tô Lâm nói và cho biết, vừa qua, giao dịch ngân hàng bằng căn cước công dân được đánh giá rất cao, người dân có thể vay tín chấp bằng căn cước công dân.
Đánh giá căn cước công dân hiện nay là một trong những nội dung “hiện đại”, ông Lâm nêu các nước trong ASEAN đang phấn đấu sẽ thống nhất các loại giấy tờ. Singapore và Malaysia là những nước đi đầu cho ý tưởng này.
Theo ông, thực tế, việc đi lại trong cộng đồng châu Âu không cần visa, tiến tới ASEAN cũng thống nhất như vậy, công dân Việt Nam có thể đi lại trong ASEAN bằng căn cước công dân.
Nhấn mạnh sửa đổi Luật Căn cước công dân hiện nay là rất cần thiết để thực hiện các chỉ đạo của Đảng trong thời gian qua, Bộ trưởng dẫn chứng như Nghị quyết 21 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đề ra mục tiêu năm 2030 toàn bộ dân số Việt Nam sẽ được đăng ký, quản lý trong hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư thống nhất quy mô toàn quốc.
Ngoài ra, Văn kiện Đại hội Đảng về Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội cũng xác định nhiệm vụ phải đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử, tiến tới Chính phủ số, trong đó tập trung phát triển hạ tầng số phục vụ cho các cơ quan nhà nước tập trung, thông suốt; hoàn thành xây dựng và vận hành hệ thống liên thông kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia dân cư, bảo đảm 100% dân số được đăng ký và quản lý…
“Đây là những chỉ đạo rất quan trọng, phải khẩn trương mới hoàn thành được các mục tiêu. Vì quản lý, quản trị xã hội trên nền tảng đó phải rất cải cách”, Bộ trưởng Bộ Công an nói.
Theo Đại tướng Tô Lâm, việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến thiết yếu cho người dân theo Đề án 06 của Chính phủ đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực khi cắt giảm thủ tục hồ sơ, giảm chi phí thủ tục hành chính
Kết luận lại nội dung bổ sung Luật Căn cước công dân sửa đổi vào Chương trình Xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành đề nghị này.
Theo đó, Luật Căn cước công dân sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 5 và thông qua tại kỳ họp thứ 6.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân