Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ sáu, 10/04/2020 - 15:37
(Thanh tra) - Bộ Tài chính ủng hộ giảm giá điện hỗ trợ vì COVID-19 nhưng cơ quan này lưu ý, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải tính toán để không thành khoản lỗ treo, gây áp lực tăng giá năm 2021.
Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng. Ảnh: Nhật Bắc
Sáng ngày 10/4, diễn ra hội nghị trực tuyến của Chính phủ với các địa phương về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công; hỗ trợ người lao động, bảo đảm an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh phòng chống dịch COVID-19.
Đây được coi là hội nghị “4 trong 1” nhằm huy động tổng lực các nguồn lực của đất nước với một khí thế quyết tâm, tinh thần yêu nước, quật cường của nhân dân Việt Nam để chiến thắng dịch bệnh COVID-19, đồng thời nỗ lực vươt khó, vươn lên trong sản xuất và đời sống.
EVN cần tính toán không để lỗ treo
Tại cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng cho biết, cơ quan này đồng ý với đề xuất giảm giá điện cho một số đối tượng của EVN
Theo ông Dũng, điện thuộc danh mục hàng hoá, dịch vụ Nhà nước bình ổn giá trên cơ sở nguyên tắc bảo đảm bù đắp chi phí sản xuất, kinh doanh thực tế hợp lý, có lợi nhuận phù hợp.
Các mức đề xuất lần này giảm trực tiếp vào doanh thu của EVN, như vậy sẽ làm giảm các khoản thu ngân sách từ thuế, lợi nhuận sau thuế của tập đoàn này so với kế hoạch.
Vì thế, Bộ trưởng Tài chính lưu ý EVN phải cân đối, không để lỗ treo, nhất là sẽ ảnh hưởng tới các lĩnh vực khác là đầu vào của sản xuất điện (than cho sản xuất điện, khí...), các đơn vị cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho sản xuất điện khi các ngành hàng này không có điều kiện để giảm giá.
Nợ xấu sẽ tăng vì COVID -19
Ở góc độ cơ quan quản lý tiền tệ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng lo ngại nợ xấu sẽ tăng do những tác động của Covid -19.
Theo tính toán của Ngân hàng Nhà nước, trường hợp dịch bệnh được kiểm soát trong quý I, tỷ lệ nợ xấu nội bảng, đã bán cho Công ty Quản lý tài sản (VAMC) và nợ đã phân loại ở mức 2,9-3,2% vào cuối quý II và 2,6-3% vào cuối 2020.
Trường hợp dịch được kiểm soát trong quý II, tỷ lệ này sẽ tăng lên 4% và 3,7% tương ứng cuối quý II và cuối năm nay. Thậm chí, "nợ xấu có thể cao hơn, ảnh hưởng đến tiến độ cơ cấu, xử lý nợ xấu của các ngân hàng và khả năng phục hồi các nhà băng yếu kém", báo cáo Ngân hàng Nhà nước nêu.
Đánh giá sơ bộ của Ngân hàng Nhà nước, khoảng 2 triệu tỷ đồng (23% dư nợ tín dụng) tiềm ẩn rủi ro. Trong đó, một số ngành chịu ảnh hưởng lớn, như công nghiệp chế biến, chế tạo 520.000 tỷ đồng (6,3% dư nợ nền kinh tế); nông, lâm, thuỷ sản khoảng 157.000 tỷ đồng (1,9% dư nợ); khai khoáng 45.000 tỷ (0,5% dư nợ)...
Sau khi nghe các ý kiến, một lần nữa, Thủ tướng nêu rõ, quyết tâm chống dịch, tiếp tục thực hiện giãn cách xã hội nghiêm túc để không lây nhiễm trong cộng đồng.
Song ông lưu ý, “không ngăn sông cấm chợ”, không ngăn cản vận chuyển hàng hóa, vật tư, thiết bị, vẫn tổ chức sản xuất…
“Tôi đề nghị chúng ta cùng chung sức, đồng lòng, phối hợp chặt chẽ và có quyết tâm rất cao trong tổ chức thực hiện với tinh thần là dịch bệnh làm chúng ta khó khăn gấp đôi thì chúng ta cố gắng gấp ba”, Thủ tướng bày tỏ.
Theo người đứng đầu Chính phủ, tăng trưởng quý I đạt 3,82% là đáng khích lệ trong bối cảnh suy thoái toàn cầu nhưng đây là mức thấp, nhất là ở một số địa bàn trọng điểm.
“Chúng ta phải tự suy nghĩ cái này để phấn đấu tốt hơn”, Thủ tướng nói và đề nghị, các bộ, ngành, địa phương cùng với quyết tâm, chỉ đạo phải cụ thể, sáng tạo hơn trên tinh thần biến nguy cơ thành thời cơ.
Theo đó, phải tìm thị trường mới, đổi mới cách làm, thay đổi thói quen, tạo sự đồng lòng, nhất trí của nhân dân; xử lý nghiêm sự chậm chạp, vô trách nhiệm vì “có một số việc vô trách nhiệm, kéo dài mãi không chịu làm”.
Thủ tướng lưu ý, phải đẩy mạnh sản xuất, cùng với xuất khẩu, phải chú trọng thị trường trong nước với 100 triệu dân; chú ý chống đầu cơ, nâng giá, nhất là thịt lợn.
“Với tinh thần đó, tôi tin một khí thế mới, quyết tâm mới trong giai đoạn sắp tới đây sẽ vượt khó đi lên, bảo đảm sản xuất, đời sống, ổn định xã hội để thực hiện mục tiêu kép, đó là đẩy lùi dịch bệnh, phát triển kinh tế xã hội”, Thủ tướng nói.
Thủ tướng giao, Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì cùng các bộ, ngành khẩn trương xây dựng các kịch bản để phục hồi, đưa nền kinh tế bật dậy nhanh sau dịch, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tuần tới, nhất là địa bàn trọng điểm, ngành trọng điểm phải có trách nhiệm đóng góp vào vấn đề này.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024(Thanh tra) - Ông Nguyễn Việt Phương, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Thanh Trì được điều động, bổ nhiệm giữ chức Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Hà Nội khóa XVII, nhiệm kỳ 2020-2025.
Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Hương Giang
11:45 22/11/2024Thái Hải
Trần Trung
Lê Hữu Chính
Minh Tân
Hải Hà
Hương Giang
Nguyễn Điểm
Lâm Ánh
Phương Anh
Hoàng Nam
Thu Huyền