Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ bảy, 01/10/2022 - 14:17
(Thanh tra) - Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung 9 tháng, GDP tăng 8,83%, cao nhất từ năm 2011 đến nay, phục hồi và tăng đồng đều trong cả 3 khu vực. Trên cơ sở kết quả này, dự báo tình hình quý IV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu tăng trưởng GDP năm 2022 đạt khoảng 8%.
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022. Ảnh: N.Bắc
Sáng ngày 1/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương và phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2022.
Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận về tình hình: kinh tế-xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2022; triển khai thực hiện Nghị quyết số 01 của Chính phủ; thực hiện Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế-xã hội; giải ngân vốn đầu tư công, triển khai 3 chương trình mục tiêu quốc gia; các nhiệm vụ, giải pháp những tháng cuối năm.
Mở đầu phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập tình hình hoàn lưu bão số 4 đã gây mưa lũ lớn, ngập lụt cục bộ, sạt lở đất tại một số địa phương khu vực miền Trung và Tây Nguyên trong những ngày qua.
Theo báo cáo, đã có 7 người chết tại Nghệ An, nhiều tài sản của người dân và Nhà nước bị thiệt hại.
Người đứng đầu Chính phủ gửi lời thăm hỏi, chia buồn sâu sắc đến các gia đình có người bị nạn, chia sẻ với những khó khăn, mất mát, vất vả của cấp ủy, chính quyền địa phương và các hộ dân bị ảnh hưởng do đợt bão, lũ vừa qua.
Ông cũng đề nghị các bộ, ngành, địa phương, cơ quan tổ chức thực hiện thật nghiêm túc Công điện số 875, tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai thời gian tới.
Một lần nữa nhấn mạnh tinh thần tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác trước bão lũ, thiên tai, Thủ tướng lưu ý, các cơ quan phải bám sát tình hình, vận động và hướng dẫn người dân để hạn chế tối đa thiệt hại, nhất là thiệt hại về người.
Về tình hình kinh tế - xã hội tháng 9 và 9 tháng vừa qua, Thủ tướng đề nghị các đại biểu tập trung đánh giá kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan, các bài học kinh nghiệm; dự báo tình hình thời gian tới, đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp mới để ứng phó với những vấn đề nổi lên, ngoài các nhiệm vụ, giải pháp thường xuyên đã được đề ra.
Tăng trưởng phục hồi trên cả 3 khu vực
Theo số liệu thống kê, bức tranh kinh tế- xã hội tháng 9 và 9 tháng năm 2022 có nhiều điểm sáng, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực.
Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong quý III tăng trưởng cao đạt 13,67% so với cùng kỳ, tính chung 9 tháng tăng 8,83% cao nhất từ năm 2011 đến nay, đưa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao nhất của khu vực, tăng trưởng phục hồi trên cả 3 khu vực.
Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,99% khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,44%; dịch vụ tăng 10,57%.
Đáng chú ý, trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh tế với tốc độ tăng 10,69%, chỉ thấp hơn tốc độ tăng của cùng kỳ ba năm gồm 2011, 2017, 2018.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng tăng 21% so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI), tháng 9 tăng 0,4% so với tháng trước, chủ yếu do giá hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng thiết yếu tăng theo giá nguyên liệu đầu vào và một số địa phương tăng học phí năm học mới 2022-2023.
Tính bình quân 9 tháng năm nay, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm trước; lạm phát cơ bản tăng 1,88%.
Về vốn FDI thực hiện tại Việt Nam ước đạt trên 15,4 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ, đạt mức cao nhất 9 tháng của các năm kể từ 2018.
Với xuất nhập khẩu số liệu cho thấy, trong 9 tháng, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 559 tỷ USD, tăng 14,2%. Cán cân thương mại hàng hóa 9 tháng năm 2022 ước tính xuất siêu 6,52 tỷ USD.
Số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và quay trở lại hoạt động 9 tháng đạt 163.300 doanh nghiệp, tăng 38,6% so với cùng kỳ năm ngoái. Tổng số vốn đăng ký bổ sung vào nền kinh tế là 3,9 triệu tỷ đồng, tăng 36%.
Ở chiều ngược lại, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 112.700 doanh nghiệp, tăng 24,8%; bình quân một tháng có 12,5 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nền kinh tế mặc dù đã phục hồi mạnh mẽ, nhưng tăng trưởng 9 tháng đầu năm bình quân 3 năm 2020-2022 chỉ đạt 5,41%, chưa bù đắp để đạt được mức tăng trưởng tương đương cùng kỳ các năm trước dịch 2016-2019 (6,88%).
Cạnh đó, hoạt động sản xuất, kinh doanh vẫn còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Nguy cơ suy thoái tại nhiều nước ngày càng trở nên rõ ràng hơn; kim ngạch xuất khẩu hàng hóa, lượng khách du lịch… có khả năng bị thu hẹp hơn, gia tăng thách thức lên tăng trưởng xuất khẩu, du lịch nước ta.
Vì vậy, theo ông Dũng, các cấp, các ngành cần nỗ lực hơn nữa để nắm bắt cơ hội phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng bình quân 5 năm 2021-2025 (6,5-7%/năm).
Trên cơ sở kết quả 9 tháng đầu năm 2022, dự báo tình hình quý IV, Bộ Kế hoạch và Đầu tư kiến nghị phấn đấu đạt tăng trưởng cả năm khoảng 8%, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023.
- Về tình hình triển khai chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội, đến ngày 28/9, giải ngân các chính sách hỗ trợ đạt 61.000 tỷ đồng.
Trong đó, các chương trình cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội đạt 10.552 tỷ đồng; hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động đến ngày 23/9 đạt khoảng 3.545 tỷ đồng cho hơn 5 triệu lao động, vượt mục tiêu ban đầu (4 triệu lao động); hỗ trợ 2% lãi suất cho khoảng 9.800 tỷ đồng dư nợ tín dụng, với số tiền là 13,5 tỷ đồng; giảm thuế giá trị gia tăng, thuế môi trường là 39.422 tỷ đồng, hỗ trợ chi phí cơ hội thông qua gia hạn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất là 7.400 tỷ đồng.
Thủ tướng đã giao 147.138 tỷ đồng kế hoạch vốn của chương trình cho 94 nhiệm vụ, dự án của các bộ, cơ quan Trung ương, địa phương.
- Về giải ngân đầu tư công, theo báo cáo của Bộ Tài chính, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách đến ngày 30/9 đạt 46,70% kế hoạch Thủ tướng giao.
Nhiệm vụ giải ngân vốn đầu tư công năm 2022 rất nặng nề, lượng vốn cần giải ngân cao hơn khoảng 80.000 tỷ đồng so với năm 2021 (chưa tính khoảng 38.000 tỷ đồng bổ sung dự toán chi đầu tư phát triển năm 2022 từ nguồn Chương trình Phục hồi và Phát triển kinh tế xã hội).
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Sau 2 ngày 13-14/12, Đại hội lần thứ VIII Hội Nhà báo thành phố bầu ra Ban Chấp hành gồm 9 đồng chí và bầu Nhà báo Nguyễn Anh Tú là Chủ tịch Hội Nhà báo thành phố Hải Phòng nhiệm kỳ 2024-2029.
Kim Thành
19:37 14/12/2024(Thanh tra) - Ngày 14/12, bà Tráng Thị Xuân, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Sơn La chủ trì cuộc họp cùng lãnh đạo các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Nội vụ và Ban Dân tộc nhằm thống nhất phương án sắp xếp tổ chức bộ máy của một số cơ quan, đơn vị của tỉnh.
Trần Kiên
19:34 14/12/2024Hương Giang
16:17 14/12/2024Trần Quý
14:00 14/12/2024Bùi Bình
19:37 13/12/2024Trung Hà
16:40 13/12/2024Đông Hà
Nhật Minh
Kim Thành
Vũ Linh
Trần Kiên
Hương Trà
Hương Trà
Lê Phương
Trung Hà
Thu Huyền
Uyên Uyên