Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ tư, 16/09/2020 - 15:40
(Thanh tra) - Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc khẳng định, "cấp giấy phép lái xe, chúng tôi sẽ đảm bảo hạn chế tối thiểu việc bằng lái giả, giấy phép giả”.
Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc. Ảnh: TN
Sáng ngày 16/9, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 48, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến Dự án Luật Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Dự án Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ được tách ra từ Luật Giao thông đường bộ năm 2008 do Bộ Công an chủ trì soạn thảo. Song song với đó là Dự án Luật Giao thông đường bộ (sửa đổi) do Bộ Giao thông Vận tải chủ trì soạn thảo.
Một trong những nội dung được quan tâm là việc sát hạch cấp giấy phép lái xe sẽ được giao cho Bộ Công an thực hiện, thay vì Bộ Giao thông Vận tải như hiện nay.
Cần báo cáo rõ biên chế, kinh phí thực hiện
Thẩm tra sơ bộ, Chủ nhiệm Uỷ ban Quốc phòng An ninh Võ Trọng Việt cho hay Thường trực Uỷ ban này thấy rằng, từ năm 2001 đến nay, công tác đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe đã được quy định trong Luật Giao thông đường bộ (2001, 2008) và được thực hiện ổn định.
“Bộ Giao thông Vận tải đã cơ bản thực hiện tốt công tác quản lý Nhà nước về hoạt động này”, ông Việt nói.
Theo Uỷ ban Quốc phòng An ninh, quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe thuộc phạm vi quản lý người điều khiển phương tiện giao thông (kiến thức pháp luật, kỹ năng điều khiển và ý thức chấp hành pháp luật của người lái xe), liên quan trực tiếp đến trật tự an toàn giao thông đường bộ.
Cho nên, nên khi tách thành hai luật thì nội dung trên thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ là phù hợp.
Đồng thời, giao Bộ Công an để thống nhất quản lý về phương tiện và người tham gia giao thông; quản lý hành vi chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông một cách xuyên suốt, chặt chẽ từ khâu đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và sau khi được cấp giấy phép lái xe.
Nội dung này đã được Chính phủ thảo luận và thống nhất quy định trong Dự thảo Luật Bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ. Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị xây dựng 2 phương án: Quy định luật này (phương án 1) hoặc quy định trong Luật Giao thông đường bộ sửa đổi (phương án 2).
“Bản chất của vấn đề là xác định bộ nào quản lý Nhà nước về đào tạo, sát hạch, cấp, đổi và thu hồi giấy phép lái xe. Bộ Giao thông vận tải đã thống nhất trình Quốc hội phương án 1”, ông Việt nói và cho hay, thường trực Ủy ban nhất trí với phương án 1, giao Bộ Công an quản lý Nhà nước nội dung nêu trên.
Tuy nhiên, có ý kiến trong cơ quan thẩm tra đề nghị Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức biên chế, kinh phí thực hiện, tính hiệu quả của cả 2 phương án nêu trên và kinh nghiệm các nước quản lý nội dung này.
“Đây là vấn đề lớn còn có ý kiến khác nhau, đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến chỉ đạo”, ông Việt nói.
Quốc hội sẽ quyết bộ nào cấp giấy phép lái xe
Nêu ý kiến, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Hà Ngọc Chiến cho rằng, việc chuyển thẩm quyền quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe từ Bộ Giao thông Vận tải sang Bộ Công an là “bình thường giống như sáp nhập bộ máy. Khi tách ra, nhập vào đều có căn cứ, lý lẽ”.
“Quan trọng nhất là có sự đồng thuận cao”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc nói và cho rằng, những vấn đề còn ý kiến khác nhau thì tiếp thu các ý kiến để hoàn thiện, cần thiết thì xin ý kiến cấp có thẩm quyền.
Nhấn mạnh vấn đề mới cần phải thận trọng, theo Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp Lê Thị Nga, việc giao quyền quản lý từ bộ này sang bộ kia cần tổng kết, lấy ý kiến đại biểu Quốc hội, xin ý kiến cấp có thẩm quyền. Bà Nga đồng ý trình ra Quốc hội để xin ý kiến Quốc hội.
Tổng Thư ký, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nêu, thời gian qua chúng ta đã thực hiện xã hội hóa việc đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe và đã được thực hiện tốt.
Theo ông Phúc, nếu xã hội làm tốt thì nên ủng hộ. Đồng thời đề nghị, đánh giá kỹ tác động khi chuyển các trung tâm thực hiện nhiệm vụ này sang cơ quan công an.
Giải trình, Thứ trưởng Bộ Công an Nguyễn Duy Ngọc cho biết, việc đào tạo lái xe hiện nay đã xã hội hóa. Việc người học muốn học ở đâu, ai đào tạo, muốn đăng ký sát hạch ở đâu cũng được.
“Chúng tôi sẽ tổ chức sát hạch và đưa ra tiêu chí sát hạch để đảm bảo người tham gia giao thông an toàn”, ông Ngọc nói và khẳng định, khi “cấp giấy phép lái xe, chúng tôi sẽ đảm bảo hạn chế tối thiểu việc bằng lái giả, giấy phép giả”.
Kết luận, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, nội dung này liên quan đến công tác quản lý Nhà nước, Chính phủ chịu trách nhiệm chính trong tổ chức điều hành, phân công nhiệm vụ.
“Việc giao cơ quan quản lý phải có thẩm định, đánh giá kỹ, nhất là vấn đề liên quan tổ chức bộ máy, chi phí, nghiên cứu thêm kinh nghiệm các nước. Đề nghị Chính phủ tiếp tục làm rõ thêm và Quốc hội sẽ xem xét quyết định”, ông Đỗ Bá Tỵ nhấn mạnh.
Theo Dự thảo Luật, người được cơ sở đào tạo xác nhận đã hoàn thành chương trình đào tạo, được lựa chọn và đăng ký với cơ quan quản lý đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe để tham dự kỳ sát hạch.
Nội dung sát hạch gồm: Kiến thức về pháp luật giao thông đường bộ; kiến thức và kỹ năng phòng ngừa tai nạn giao thông, sơ cứu ban đầu tai nạn giao thông, văn hóa ứng xử khi lái xe, các vấn đề bảo đảm trật tự an toàn giao thông; kỹ năng điều khiển phương tiện giao thông trên sa hình và điều khiển phương tiện tham gia giao thông trên đường giao thông công cộng.
Trung tâm sát hạch lái xe được thành lập theo quy định của pháp luật về đầu tư, trừ trung tâm sát hạch lái xe phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.
Việc sát hạch để cấp giấy phép lái xe được thực hiện tại các trung tâm sát hạch lái xe. Đối với sát hạch lái xe mô tô có thể thực hiện tại các sân tập lái đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định.
Chính phủ quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục, cấp phép cho trung tâm sát hạch lái xe. Bộ trưởng Bộ Công an quy định về sát hạch lái xe, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về trung tâm sát hạch lái xe cơ giới đường bộ. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định về sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho lực lượng quân đội làm nhiệm vụ quốc phòng….
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Ngày 22/11, Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số lần thứ IV năm 2024 lấy chủ đề “Các dân tộc tỉnh Ninh Thuận đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững” đã diễn ra thành công tốt đẹp, với sự tham gia của 250 đại biểu đại diện cho gần 170.000 đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Hoàng Nam
22:10 22/11/2024(Thanh tra) - Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, ông Hà Sỹ Đồng, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị được giao Quyền Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị từ ngày 22/11 cho đến khi kiện toàn chức danh Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị nhiệm kỳ 2021 – 2026.
Minh Tân
17:29 22/11/2024Hải Hà
17:28 22/11/2024Hương Giang
17:27 22/11/2024Vũ Linh
14:58 22/11/2024Bùi Bình
Uyên Uyên
Minh Huyền
Thái Hải
Trần Quý
Hoàng Nam
Hoàng Nam
Văn Thanh
Phương Anh
Phương Anh
Lê Phương