Theo dõi Báo Thanh tra trên
Hương Giang
Thứ năm, 13/03/2025 - 22:13
(Thanh tra) - Thông tin Bộ Chính trị sẽ quyết chủ trương tên gọi, lộ trình sáp nhập cấp tỉnh, xã vào ngày mai, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cũng cho hay, trong đề án Chính phủ trình, dự kiến khoảng 1/3 nhiệm vụ cấp huyện đang đảm nhiệm sẽ chuyển lên cấp tỉnh, 2/3 sẽ chuyển xuống cấp xã - cấp cơ sở.
Chiều 13/3, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp chủ trì phiên họp thứ nhất.
Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu rõ, khối lượng công việc rất nhiều, rất phức tạp, đòi hỏi phải hoàn thành với chất lượng cao nhưng thời gian rất khẩn trương.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, Bộ Chính trị sẽ cho chủ trương tên gọi, lộ trình sáp nhập tỉnh, xã vào ngày mai. Ảnh: Đ.X
Vì vậy, lãnh đạo Chính phủ đề nghị các bộ, ngành và các thành viên Ban Chỉ đạo dù bận rất nhiều việc nhưng cần coi đây là nhiệm vụ rất cấp bách, rất quan trọng.
“Chúng ta phải làm việc cật lực và chất lượng cao”, Phó Thủ tướng nói, các bộ, ngành phải hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Theo ông, trong quá trình thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp không để các hoạt động chỉ đạo, điều hành, cũng như các dịch vụ công đối với người dân đứt gãy, gián đoạn.
Thông tin thêm việc bỏ đơn vị hành chính cấp huyện, ông Bình cho hay theo đề án Chính phủ trình, dự kiến khoảng 1/3 nhiệm vụ cấp huyện đang đảm nhiệm sẽ chuyển lên tỉnh, 2/3 chuyển xuống cấp xã- cấp cơ sở.
"Tên gọi của xã là gì, lộ trình thế nào, ngày mai Bộ Chính trị sẽ cho chủ trương”, Phó Thủ tướng thường trực thông tin và cho biết dự kiến trước tháng 7 phải hoàn thành việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã.
Lãnh đạo Chính phủ ước tính trong vòng 3 tháng phải ra các quyết định sáp nhập xã có thể sẽ có “một núi hồ sơ” và Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ phải họp liên tục. Nhưng điểm thuận là sau khi có nghị quyết của Trung ương, có thể xem đây như quy hoạch của cấp có thẩm quyền để căn cứ vào đó thực hiện.
Về thời điểm kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện và thực hiện sáp nhập tỉnh, Phó Thủ tướng cho rằng, chỉ có thể làm sau khi sửa Hiến pháp và các luật liên quan.
Lãnh đạo Chính phủ giao nhiệm vụ cụ thể cho một số bộ, ngành; đồng thời đề nghị Viện Kiểm sát, Tòa án chủ động đề xuất liên quan đến trình tự, thẩm quyền tố tụng.
Trước đó, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cũng cho biết, ngày mai Bộ Chính trị sẽ họp thống nhất chủ trương, sau đó Đảng ủy Chính phủ sẽ gửi đề án lấy ý kiến của các địa phương và gửi các bộ, ngành để cho ý kiến. Dự kiến khoảng trung tuần tháng 4/2025, Ban Chỉ đạo sẽ báo cáo Ban Chấp hành Trung ương.
Phải quy định rõ việc thay đổi giấy tờ khi sáp nhập tỉnh, xã
Thảo luận về về kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, bà Nguyễn Phương Thủy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội nhất trí sau Hội nghị Trung ương cần trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội nghị quyết về việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng đề án và triển khai sớm việc sắp xếp.
Toàn cảnh phiên họp Ban Chỉ đạo thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và xây dựng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp. Ảnh: Đ.X
Theo bà Thủy, khi bỏ cấp huyện và phân quyền nhiều hơn cho chính quyền cấp xã, ngoài yêu cầu về đội ngũ cán bộ, công chức, thì nguồn lực hết sức quan trọng.
Vì vậy, bên cạnh sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các luật khác thì cần sửa Luật Ngân sách Nhà nước để thay đổi định mức phân bổ cho chính quyền cấp xã, nêu không cấp này không có đủ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ được giao.
“Luật Ngân sách Nhà nước là một ưu tiên cần sửa đổi bổ sung ngay, nếu không sẽ “tắc”, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp nhận định.
Vẫn theo bà Thủy, vừa qua mới sắp xếp bộ máy theo chiều ngang, cơ bản thẩm quyền tương đương nhau. Bây giờ bỏ 1 cấp huyện, nên phải có cách xử lý vấn đề phân định lại thẩm quyền, trong khi chưa sửa được văn bản pháp luật có liên quan.
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp cũng cho rằng, qua đợt sắp xếp vừa rồi, thấy có những nội dung cần phải quy định rõ hơn. Ví dụ, vấn đề gì phải thay đổi giấy tờ, vấn đề gì không, cần phải khẳng định rõ.
“Không nên quy định theo hướng nếu người dân có nhu cầu thì thay đổi”, bà Thủy nói. Quy định như vậy, theo bà Thủy, sẽ dẫn đến 2 tình huống. Một là, người dân vẫn đi thay đổi giấy tờ khi không cần thiết, tạo thêm gánh nặng cho cơ quan Nhà nước. Hai la, một số nơi vẫn vận động người dân đi đổi giấy tờ, gây khó khăn cho cả hai bên.
Mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh (các tỉnh, TP trực thuộc Trung ương) và cấp cơ sở.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ trong phiên họp ngày 11/3 đã thống nhất dự kiến trình cấp có thẩm quyền phương án giảm khoảng 50% số đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị hành chính cấp cơ sở so với hiện nay.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 664/QĐ-TTg ngày 25/3/2025 kiện toàn Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
T. Minh
(Thanh tra) - Ngày 26/3, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức hội nghị quán triệt Công văn số 43-CV/BCĐ, ngày 20/3/2025 của Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương về tổng kết Nghị quyết số 18-NQ/TW về kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Trương Quốc Huy chủ trì hội nghị.
Chính Bình
Hải Hà
Hương Giang
Minh Tân
T. Minh
Thùy Dương
Trần Lê
Hoàng Nam
Trần Quý
Nguyễn Điểm
Bùi Bình
Phúc Anh
Hoàng Nam
Phương Anh