00:00
00:00
00:00

Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Bỏ cấp huyện, cần làm rõ thẩm quyền nào lên tỉnh và xuống xã

Hương Giang

Thứ ba, 01/04/2025 - 16:27

(Thanh tra) – Theo Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hải Ninh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp thì quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền. Khi bỏ cấp huyện, cần làm rõ thẩm quyền nào lên tỉnh và xuống xã.

Quan điểm khi bỏ cấp huyện, cần làm rõ thẩm quyền nào lên tỉnh và xuống xã được Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Hải Ninh nêu tại phiên họp Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật ngày 1/4 với sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long.

Tại cuộc họp, các bộ, ngành báo cáo tiến độ xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, nhất là các văn bản phục vụ việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy, sắp xếp đơn vị hành chính, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Phân định rõ thẩm quyền

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền.

“Thẩm quyền của cấp huyện sau khi bỏ đi thì cái gì lên trên tỉnh, cái gì xuống cấp xã”, bộ trưởng nói. Theo ông, tới đây, khi địa phương thiết lập cấp tỉnh, cấp xã mới, họ phải biết thẩm quyền của cấp huyện nay ai làm, tỉnh làm gì, xã làm gì và Trung ương phân cấp gì cho cấp tỉnh.

Từ đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp đề xuất mỗi bộ cần xây dựng nghị định về phân định thẩm quyền trong lĩnh vực mình quản lý. Ví dụ như Bộ Tài chính, phân cấp quản lý ngân sách Nhà nước như thế nào cho cấp tỉnh, cấp xã.

Bộ trưởng Tư pháp Nguyễn Hải Ninh nhấn mạnh, tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp quan trọng nhất là phân định được thẩm quyền. Đ.Tuân

Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Tấn Cận cho biết, sau khi rà soát văn bản theo định hướng sửa đổi Hiến pháp thì Bộ Tài chính cần phải sửa đổi 195 văn bản quy phạm pháp luật. 

“Khối lượng rất lớn. Hiện các đơn vị của Bộ Tài chính làm việc ngày đêm, cả thứ Bảy, Chủ Nhật", ông Cận nói.

Phó Tổng Thanh tra Lê Tiến Đạt thì cho biết, Thanh tra Chính phủ đang khẩn trương xây dựng Dự thảo Luật Thanh tra (sửa đổi) để đáp ứng yêu cầu sắp xếp hệ thống cơ quan thanh tra theo kết luận của Bộ Chính trị, Ban Bí thư. 

Dự thảo Luật Thanh tra sửa đổi đã được Thanh tra Chính phủ trình lên Chính phủ vào ngày 28/3, để trình Quốc hội cho ý kiến thông qua tại kỳ họp 9 tới đây. Trong dự luật này, có sửa quy định tại một số luật chuyên ngành về chức năng của thanh tra bộ.

Nhấn mạnh thời gian rất gấp, “chỉ có thể bàn làm, không thể bàn lùi”, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Võ Văn Hưng cho hay, trong sắp xếp, tổ chức bộ máy chính quyền 2 cấp, cần lưu ý việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia và các công trình trọng điểm để làm sao việc chuyển tiếp nhịp nhàng, không bị gián đoạn.

“Không còn thời gian để lùi”

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long nhấn mạnh, công việc trước mắt rất lớn. Văn phòng Chính phủ cần xây dựng văn bản trình Thủ tướng để giao việc cụ thể cho các bộ, ngành với thời hạn cụ thể vì “không còn thời gian để lùi”. 

Phó Thủ tướng Lê Thành Long phát biểu tại cuộc họp. Ảnh: Đ.Tuân

Lưu ý nguyên tắc, quan điểm, cách thức xử lý các văn bản quy phạm pháp luật về sắp xếp, tổ chức bộ máy, theo Phó Thủ tướng, Bộ Tư pháp cần nghiên cứu các đề xuất mới cũng như một số cơ chế đặc thù như xử lý các vấn đề về quy hoạch.

Với những văn bản mới được trình sau ngày 1/4 thì thực hiện theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025. Theo đó, quy trình sẽ đơn giản hơn nhưng trách nhiệm của các bộ trưởng, trưởng ngành sẽ nặng hơn, phải theo đến cùng.

Các văn bản sẽ trình tại Kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XV (dự kiến khai mạc vào đầu tháng 5) liên quan đến sắp xếp, tổ chức bộ máy, triển khai Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, liên quan đến xử lý các vướng mắc về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng, Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành trình Chính phủ trước ngày 6/4.

Báo cáo tổng quát về quá trình rà soát, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú cho biết, các bộ, ngành, địa phương đã rà soát 19.224 văn bản quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương, cơ quan, tổ chức, đơn vị, chức danh có thẩm quyền thuộc cấp huyện, cấp xã và một số vấn đề khác liên quan đến cấp huyện, cấp xã cần nghiên cứu, xác định phương án xử lý theo định hướng sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013.

Để thực hiện hiệu quả hoạt động rà soát, tháo gỡ vướng mắc, bất cập, Bộ Tư pháp đã lập tổ công tác về tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật.

Bộ Tư pháp cũng đã xây dựng Hệ thống thông tin tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật để đưa vào vận hành thử nghiệm.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng kết luận về Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt

Thủ tướng kết luận về Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt

(Thanh tra) - Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.

T. Minh

19:46 05/04/2025

Tin mới nhất

Xem thêm