Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Báo chí tuyệt đối không để “trống” mặt trận bảo vệ chân lý, lên án cái xấu, tiêu cực, tham nhũng

Hương Giang

Thứ ba, 13/06/2023 - 13:54

(Thanh tra) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị báo chí đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, người lương thiện; lên án cái xấu, cái ác, cái tiêu cực; tích cực tham gia phòng chống tham nhũng, lãng phí.

Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: N.Bắc

Ngày 13/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm, làm việc với Hội Nhà báo Việt Nam nhân kỷ niệm 98 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925-21/6/2023).

Khi Tổ quốc cần, nhà báo sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì

Phát biểu tại cuộc làm việc, Thủ tướng nhấn mạnh, báo chí là công cụ tuyên truyền trên mặt trận tư tưởng văn hóa của Đảng, là phương tiện thông tin thiết yếu, là món ăn tinh thần không thể thiếu với đời sống xã hội.

Hội Nhà báo Việt Nam có vai trò quan trọng trong đoàn kết, tập hợp, nâng cao bản lĩnh chính trị, bồi dưỡng nghiệp vụ, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của những người làm báo.

Ghi nhận những đóng góp, công hiến của báo chí và Hội Nhà báo Việt Nam thời gian qua, Thủ tướng nói, xuyên suốt chiều dài lịch sử, báo chí, truyền thông luôn đồng hành cùng đất nước.

Nhiều nhà báo, phóng viên đã không quản ngại hiểm nguy, gian nan có mặt ở mặt trận để truyền tải thông tin.

“Khi Tổ quốc cần, nhà báo sẵn sàng đi bất cứ đâu, làm bất cứ việc gì, sẵn sàng hy sinh và nhiều người đã anh dũng hy sinh, để lại trong mỗi chúng ta biểu tượng về tinh thần trách nhiệm và tình yêu với quê hương, đất nước”, Thủ tướng nhấn mạnh, đây là truyền thống vô giá của báo chí cách mạng Việt Nam.

Thủ tướng nhấn mạnh, xuyên suốt chiều dài lịch sử, báo chí, truyền thông luôn đồng hành cùng đất nước. Ảnh: N.Bắc

Báo chí đã phản ánh những thành tựu, nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân để Việt Nam đạt được những điểm sáng về tăng trưởng, phục hồi kinh tế sau dịch; giúp nhân dân có niềm tin vào công cuộc phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Đồng thời, tiên phong trong phản ánh chính sách mới, phát hiện những mô hình mới, kinh nghiệm hay, cách làm tốt, những tấm gương điển hình trong đời sống xã hội.

Nhiều bài báo xúc động, đầy tình người, làm lay động con tim, tạo được sự đồng cảm, chia sẻ, tạo động lực, truyền cảm hứng, mang lại niềm tin, sự giúp đỡ về vật chất và tinh thần đối với những mảnh đời éo le, những số phận bất hạnh, giúp họ tự tin vươn lên trong cuộc sống, làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, theo Thủ tướng.

Bên cạnh những kết quả đạt được, người đứng đầu Chính phủ cũng lưu ý, còn những tồn tại, hạn chế.

Ông đặc biệt lưu ý tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp của một số cơ quan báo chí và người làm báo; tình trạng “báo hóa” tạp chí, trang tin điện tử tổng hợp; biểu hiện “tư nhân hóa báo chí”; phản ánh nhiều bạo lực, chạy theo thị trường, thiếu tính định hướng, thiếu tính giáo dục và nhân văn…

Người đứng đầu Chính phủ cũng chia sẻ với khó khăn, thách thức mà các cấp hội nhà báo, các cơ quan báo chí và những người làm báo đang phải đối mặt, nhất là các vấn đề về kinh tế báo chím biên chế, tài chính, cơ sở vật chất, cơ chế chính sách với Hội Nhà báo và các cơ quan báo chí.

Người làm báo phải nhạy cảm về chính trị, sắc bén về kinh tế

Về nhiệm vụ thời gian tới, Thủ tướng đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam đẩy mạnh hoạt động tập hợp lực lượng, xây dựng đội ngũ những người làm báo để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại” như lời Bác Hồ từng căn dặn.

“Xây dựng và phát triển đội ngũ người làm báo nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, sâu sắc về khoa học và công nghệ, nhân văn, chuyên nghiệp, hiện đại, vì nhân dân phục vụ, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì lợi ích của nhân dân”, Thủ tướng nhấn mạnh.

Cùng với đó, tạo lập không gian văn hóa trong hoạt động báo chí, qua đó giúp chấn chỉnh những “lệch chuẩn” về đạo đức nghề nghiệp, thúc đẩy giá trị nhân văn trong hoạt động báo chí.

Thủ tướng nêu rõ phải, bảo vệ lợi ích chính đáng của hội viên trong thực thi nhiệm vụ, đồng thời xử lý nghiêm những vi phạm, nhất là lợi dụng báo chí để đi ngược lại mục tiêu, lý tưởng của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Các cơ quan báo chí, các cấp hội nhà báo cần tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động; làm tốt vai trò giám sát, phản biện; cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, trung thực, minh bạch.

Thủ tướng đề nghị Hội Nhà báo Việt Nam đẩy mạnh hoạt động tập hợp lực lượng, xây dựng đội ngũ những người làm báo để “phụng sự Tổ quốc”, “phụng sự nhân dân”, “phụng sự giai cấp và nhân loại”. Ảnh: N.Bắc

Tập trung phát hiện những vấn đề nóng, nhạy cảm, mới xuất hiện, các nút thắt, điểm nghẽn đang được dư luận quan tâm, đi vào những vấn đề khó, phức tạp trong nước và quốc tế. Phản ánh sinh động, khách quan, đa chiều, toàn diện, khoa học, sâu sắc và có giải pháp cho từng vấn đề, theo đề nghị của Thủ tướng.

Báo chí phải đi đầu trong phát hiện, biểu dương những nhân tố mới, người tốt, việc tốt, lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực, tạo động lực, truyền cảm hứng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng, xã hội, Thủ tướng bày tỏ mong muốn.

Ông đặc biệt đề nghị báo chí đẩy mạnh đấu tranh bảo vệ chân lý, lẽ phải, người lương thiện; lên án cái xấu, cái ác, cái tiêu cực; chống lại những suy nghĩ và hành động sai trái, nhất là tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; phản bác thông tin xuyên tạc, xấu độc, sai sự thật; tích cực tham gia phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

“Tuyệt đối không để trống, không nhường mặt trận nóng bỏng này cho các thế lực thù địch, chống phá trên mọi lĩnh vực truyền thông, nhất là truyền thông số, mạng xã hội”, Thủ tướng lưu ý.

Ngoài ra, Thủ tướng đề nghị, đẩy mạnh chuyển đổi số báo chí gắn với kinh tế số và kinh tế báo chí; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội, liên kết trong hoạt động báo chí theo quy định của pháp luật để nhà báo bớt khó khăn trong cuộc sống, yên tâm với công việc, để “tâm sáng, lòng trong, bút sắc”, tạo nên những sản phẩm thực sự có chất lượng cao.

Khen thưởng kịp thời, đi cùng tăng cường kiểm tra, giám sát

Cũng tại cuộc làm việc, Thủ tướng giao Bộ Thông tin và Truyền thông tiếp tục rà soát, điều chỉnh quy hoạch báo chí hợp lý, hiệu quả hơn; triển khai các giải pháp bảo đảm hạ tầng số, đào tạo nhân lực, cơ sở vật chất cho các cơ quan báo chí…

Hội Nhà báo Việt Nam được giao chủ trì phối hợp cùng các bộ, cơ quan liên quan, xin ý kiến của Ban Tuyên giáo Trung ương khẩn trương xây dựng đề án, kế hoạch kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam theo hướng thiết thực, hiệu quả, trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định.

Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh. Ảnh: N.Bắc

Trước đó, báo cáo với Thủ tướng, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh khẳng định, các thế hệ lãnh đạo và hội viên Hội Nhà báo Việt Nam cùng những người làm báo cả nước luôn đồng hành, gắn bó với sự nghiệp cách mạng của Đảng, đất nước và dân tộc.

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày Thành lập Hội Nhà báo Việt Nam, 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, theo ông Minh, Cơ quan Trung ương Hội và Hội Nhà báo các địa phương cần quan tâm hơn nữa việc bảo vệ quyền lợi chính đáng và hợp pháp của hội viên, người làm báo.

Bên cạnh có hình thức khen thưởng, động viên kịp thời với các đơn vị, cá nhân xuất sắc, là tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh người làm báo vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.

Ông Lê Quốc Minh khẳng định, Hội Nhà báo Việt Nam sẽ tiếp tục đồng hành cùng các cơ quan báo chí chuyển đổi số… để xây dựng mô hình tòa soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng.

Hội Nhà báo Việt Nam cũng sẽ đẩy mạnh công tác đào tạo, đào tạo lại cho hội viên, nhà báo, phóng viên về kỹ năng làm báo trong kỷ nguyên số, ứng dụng công nghệ mới trong hoạt động báo chí.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

Sàn thương mại điện tử, nền tảng số có thể phải nộp thuế doanh nghiệp

(Thanh tra) - Cơ quan thẩm tra là Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội đề nghị làm rõ khả năng thu thuế doanh nghiệp trên thực tế với các doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam cung cấp hàng hoá vào Việt Nam thông qua các giao dịch trên sàn thương mại điện tử, nền tảng số.

Hương Giang

10:49 22/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm