Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

4 dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười

Thứ bảy, 06/10/2018 - 09:34

Theo PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc, dấu ấn đậm nét nhất trong sự nghiệp của nguyên TBT Đỗ Mười là phát triển đường lối đổi mới.

Tổng Bí thư Đỗ Mười nói chuyện thân mật với nhân dân xã Lê Lợi, huyện Thường Tín (Hà Tây cũ), ngày 1/11/1992. Nguồn ảnh: TTXVN

Một con người nghiêm khắc nhưng chân thành, giản dị

Nhiều lần được tiếp xúc, làm việc với nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười, với PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc – nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) đó là vinh hạnh rất lớn trong cuộc đời ông. Quan sát phong cách làm việc, sinh hoạt của nguyên Tổng Bí thư, ông Phúc nhận thấy, đây là một con người rất nghiêm khắc về kỷ luật lao động, hết mình vì công việc nhưng lại sống rất chân thành, giản dị, gần gũi chan hòa với mọi người.

“Ở con người đồng chí Đỗ Mười, thấy rõ thái độ trong đấu tranh chống tiêu cực của ông rất kiên quyết. Phong cách làm việc của ông rất thẳng thắn, trách nhiệm. Đặc biệt ông hay tranh luận và lắng nghe các ý kiến. Phong cách làm việc của một người lãnh đạo, một người đứng đầu Đảng rất đáng để chúng ta suy nghĩ, học tập để làm tốt hơn nhiệm vụ chính trị trong điều kiện hiện nay” – ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết.Theo nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng, trong thời gian làm Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (từ năm 1991-1997), đồng chí Đỗ Mười đã có 4 dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp của mình.

Thứ nhất, ông đã tích cực cùng với Trung ương, Bộ Chính trị phát triển đường lối đổi mới từ Đại hội VI đã đề ra. Trong Đại hội VII (Cương lĩnh 1991) có những bước phát triển rất quan trọng, đó là thông qua Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Cương lĩnh 1991 phát triển toàn diện cả lý luận và thực tiễn về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Đại hội VII đã thông qua chiến lược ổn định và phát triển kinh tế-xã hội từ năm 1991 đến năm 2000 mà sau này đã thực hiện rất tốt. Cũng trong Đại hội này, Đảng đã khẳng định nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng đó là Chủ nghĩa Mac –Lenin và Tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là việc nghiên cứu, vận dụng, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh trong điều kiện đổi mới.

“Từ việc phát triển Cương lĩnh, đường lối như vậy trong suốt những năm 90, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội cũng như xây dựng chủ nghĩa xã hội, cơ chế thị trường, có thể nói thành tựu nổi bật của nước ta đó là phát triển kinh tế. Nhiệm kỳ 1991-1995, tăng trưởng kinh tế đất nước lên tới 8,2%/năm, cao nhất trong thời kỳ đổi mới”- ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết.

Theo ông Nguyễn Trọng Phúc, đầu nhiệm kỳ khóa VIII (1997) mặc dù vấp phải cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính khu vực nhưng đất nước ta đã vượt qua được và giữ vững ổn định kinh tế cho đến năm 2000 và sau đó tiếp tục phát triển rất tốt. “Đó là cống hiến rất lớn của tập thể lãnh đạo mà người đứng đầu là Tổng Bí thư Đỗ Mười trong nhiệm kỳ đó”.

Người dân đến thắp hương viếng nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười tại ngôi nhà số 11 Phạm Đình Hổ (Hà Nội) - nơi ông và gia đình sống hơn nửa thế kỷ.

Dấu ấn thứ 2 của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười mà ông Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh đó bản lĩnh chính trị vững vàng của người cầm lái, của tập thể Ban lãnh đạo của Đảng trong điều kiện chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở các nước Đông Âu, đặc biệt ở Liên Xô. Đảng ta đã kiên định con đường xã hội chủ nghĩa trên cơ sở phân tích những nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu, Liên Xô. Tại thời điểm đó, bản lĩnh của người cộng sản được tôi luyện qua nhiều thử thách trong đấu tranh cách mạng ở đồng chí Đỗ Mười đã được phát huy cao độ.

Dấu ấn về xây dựng chỉnh đốn Đảng, công tác đối ngoại

Dấu ấn thứ 3 trong thời gian đồng chí Đỗ Mười giữ cương vị Tổng Bí thư đó là ông đã cùng tập thể lãnh đạo hết sức chú trọng xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thể hiện cụ thể qua 2 Nghị quyết quan trọng về xây dựng Đảng là Nghị quyết Trung ương 3 khóa VII (6/1992) về Một số nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng; Nghị quyết Trung ương 3 khóa VIII (6/1997) về Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười sớm phát hiện và nhận thức 4 nguy cơ của Đảng cầm quyền ở Hội nghị giữa nhiệm kỳ khóa VII, đó là: Nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ chệch hướng xã hội chủ nghĩa; diễn diễn biến hoà bình của các thế lực thù địch; nạn tham nhũng, các tệ nạn xã hội khác. Để đối phó với những nguy cơ đó, Hội nghị một lần nữa khẳng định phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng mà đồng chí Đỗ Mười giữ cương vị Tổng Bí thư đã cùng với cả hệ thống chính trị chung sức chung lòng, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, từng bước đưa nước ta ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo thế và lực mới, tiếp tục tiến lên đổi mới và hội nhập.

Dấu ấn tiếp theo của nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười là về công tác đối ngoại. Ông Nguyễn Trọng Phúc cho biết, trong suốt thời kỳ này, Đảng ta đã thực hiện đường lối đối ngoại rất đúng đắn mà từ Đại hội VII của Đảng đã đề ra là đa phương hóa, đa dạng hóa, Việt Nam sẵn sàng làm bạn, hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã cùng với lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện chủ  trương khôi phục và mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt với Trung Quốc (bình thường hóa quan hệ năm 1991); xóa bỏ thế bao vây, cấm vận và bình thường hóa quan hệ với Mỹ (năm 1995); gia nhập ASEAN (năm 1995), mở rộng quan hệ với EU, tham gia các diễn đàn như ASEM, APEC.

Những dấu ấn nổi bật đó đã góp phần mở ra chương mới cho đối ngoại Việt Nam, giúp nước ta đa dạng hóa, đa phương hóa, mở rộng các quan hệ kinh tế và hợp tác nhiều mặt với các nước, tạo tiền đề để chúng ta chủ động tích cực hội nhập khu vực và thế giới.

Ông Nguyễn Trọng Phúc nhấn mạnh: Nhiệm kỳ khóa VII, VIII của Đảng, với vai trò của Tổng Bí thư Đỗ Mười, đất nước đi theo đường lối đổi mới với những thành tựu mà cả xã hội và thế giới ghi nhận, đó là đổi mới đúng hướng, đổi mới có hiệu quả. Trong khi Chủ nghĩa xã hội sụp đổ ở các nước thì chúng ta đã đổi mới thành công, đánh dấu những giá trị và ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn đối với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới. Có được sự phát triển ngoạn mục này có công rất lớn của người nhạc trưởng, Tổng Bí thư Đỗ Mười.

“Những cống hiến đó là kết quả của sự lãnh đạo tập thể, Trung ương, Bộ Chính trị, Chính phủ, nhưng nổi bật là vai trò, uy tín và trách nhiệm của người đứng đầu là Tổng Bí thư Đỗ Mười. Có thể nói, Ban lãnh đạo thời kỳ đó rất sắc sảo, vững vàng, lãnh đạo chỉ đạo, phối hợp giữa lãnh đạo của Đảng với quản lý điều hành của Nhà nước rất tốt, tạo ra khí thế làm việc, tinh thần hăng hái, đặc biệt là tinh thần trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước” - PGS.TS Nguyễn Trọng Phúc cho biết thêm./.

Theo Kim Anh/VOV.VN

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Bắc Ninh khẩn trương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy

Bắc Ninh khẩn trương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy

(Thanh tra) - Tại Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh khóa XIX, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn khẳng định: Bắc Ninh sẽ khẩn trương triển khai phương án sắp xếp tổ chức bộ máy các cơ quan thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ...

Hải Hà

15:38 11/12/2024
Vĩnh Phúc: Đảm bảo quyền lợi cho cán bộ thuộc diện phải sắp xếp tinh gọn

Vĩnh Phúc: Đảm bảo quyền lợi cho cán bộ thuộc diện phải sắp xếp tinh gọn

(Thanh tra) - Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về sắp xếp tinh gọn bộ máy, ngày 11/12, Thường trực Tỉnh ủy Vĩnh Phúc tổ chức gặp mặt, trao đổi với cán bộ, công chức, viên chức 3 cơ quan thuộc diện sắp xếp tổ chức, tinh gọn bộ máy là Đảng ủy Khối Các cơ quan tỉnh, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp tỉnh và Sở Ngoại vụ.

Chính Bình

15:26 11/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm