Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Ngoại giao phải xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc

T.T

Thứ bảy, 20/07/2024 - 21:40

(Thanh tra) - “Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách của dân tộc Việt Nam”, theo Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Kịp thời đổi mới tư duy và có giải pháp thích hợp trong công tác đối ngoại

Tại Hội nghị Đối ngoại toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng diễn ra vào tháng 12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì và phát biểu chỉ đạo hội nghị.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Hơn 90 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, trên cơ sở vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa và phát huy truyền thống, bản sắc đối ngoại, ngoại giao và văn hóa dân tộc, tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới, tư tưởng tiến bộ của thời đại, Việt Nam đã xây dựng nên một trường phái đối ngoại và ngoại giao rất đặc sắc, độc đáo của thời đại Hồ Chí Minh, mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam", "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển", thấm đượm tâm hồn, cốt cách, khí phách của dân tộc Việt Nam”.

Để góp phần xứng đáng cùng với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ nặng nề nhưng cũng rất đỗi vẻ vang, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gợi mở, cần tiếp tục thường xuyên theo dõi, nghiên cứu, nắm chắc diễn biến tình hình để kịp thời đổi mới tư duy và có giải pháp thích hợp trong công tác đối ngoại.

Đối với sự kiện này, nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ sự tâm đắc với mong muốn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng: “Đối ngoại Việt Nam nói chung và ngoại giao Việt Nam nói riêng phải tiến, phải từng bước hiện đại hóa, chuẩn hóa cán bộ để làm sao cán bộ ngoại giao chúng ta ngang tầm với cán bộ ngoại giao thế giới”.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin trong chuyến thăm Nga năm 2018. Ảnh: TTXVN

Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn chia sẻ thêm, trong thời gian làm Đại sứ Việt Nam tại Nga và được đón Tổng Bí thư sang thăm chính thức Liên bang Nga và những lần được gặp Tổng Bí thư trước đó để lại cho ông rất nhiều ấn tượng rất tốt đẹp.

Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã luôn đánh giá rất cao vai trò lãnh đạo của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với Đảng Cộng sản Việt Nam.

Biết ơn Tổng Bí thư vì những gì ông đã làm cho ngành Ngoại giao

Nguyên Thứ trưởng Ngoại giao, Đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ (nhiệm kỳ 1995-2000) Lê Văn Bàng nhận định, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã có những đóng góp rất quan trọng trong quan hệ của Việt Nam với Hoa Kỳ.

Năm 2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có chuyến thăm Hoa Kỳ, chuyến thăm đó mang ý nghĩa lịch sử đối với quan hệ hai nước, cũng như đối với nhân loại, là một mốc lịch sử trong ngoại giao của Việt Nam.

Sau này, Tổng Bí thư vẫn tiếp tục theo dõi và đóng góp rất nhiều trong phát triển quan hệ với Hoa Kỳ.

Năm 2023, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đón Tổng thống Mỹ Joe Biden sang năm, nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại họp báo sau hội đàm ngày 10/9/2023, nhân dịp Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và Đoàn Đại biểu cấp cao Hoa Kỳ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Ảnh: TTXVN

Đại sứ Lê Văn Bàng luôn coi Tổng Bí thư là một người thầy rất kính trọng và noi theo.

“Những cán bộ ngoại giao như chúng tôi rất biết ơn Tổng Bí thư vì những gì ông đã làm cho ngành Ngoại giao. Những lời dặn, bài viết của Tổng Bí thư đối với ngành Ngoại giao, nhất là phong cách ngoại giao mang bản sắc cây tre Việt Nam là cẩm nang mà chúng tôi sẽ ghi nhớ mãi mãi”, Đại sứ Lê Văn Bàng thể hiện sự coi trọng và biết ơn tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

"Ngoại giao mang bản sắc cây tre Việt Nam" của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Phân tích trường phái “ngoại giao mang bản sắc cây tre Việt Nam”, nguyên Giám đốc Học viện Ngoại giao, Đại sứ Dương Văn Quảng nhấn mạnh đến ba thành tố “gốc, thân và ngọn” của cây tre.

Theo Đại sứ, gốc ở đây chính là truyền thống của đất nước mà ông cha ta để lại, vô cùng quý giá. Truyền thống đó là hòa hiếu, là bản lĩnh và nghệ thuật ngoại giao từ Hội nghị Geneva, Hội nghị Paris…

Thân cây tre là lợi ích quốc gia dân tộc, thể hiện quan điểm của chúng ta với thế giới, do vậy, thân phải gắn vào gốc một cách vững chắc, phải bền bỉ để giữ cho cây tre đứng vững nhưng đồng thời giúp ngọn cây tre uyển chuyển.

Ngọn uyển chuyển chính là nghệ thuật ngoại giao “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, chúng ta phải hiểu được tinh thần này thì mới có thể phát huy được tất cả những truyền thống ngoại giao và bản sắc ngoại giao của Việt Nam.

Đại sứ Dương Văn Quảng chia sẻ, mỗi dịp tham dự các kỳ hội nghị ngoại giao, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh rằng: “Ngoại giao hiện đại không thể quên truyền thống; ngoại giao phải xuất phát từ lợi ích quốc gia dân tộc, đồng thời ngoại giao thời nay phải có kiến thức mới, phương pháp mới và bắt buộc phải làm nghiên cứu. Chúng ta hiểu thế giới mới có thể đàm phán được với họ”.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

(Thanh tra) - “Nếu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.

T.Thanh

12:17 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm