Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Thủ tướng tiếp nguyên Thủ tướng Nhật Hatoyama Yukio

Chủ nhật, 15/12/2013 - 16:45

Theo đặc phái viên TTXVN, tiếp tục chương trình chuyến thăm chính thức Nhật Bản, sáng 15/12, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ngài Hatoyama Yukio, nguyên Thủ tướng Nhật Bản.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng dự Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản. (Ảnh: Đức Tám/TTXVN)

Số liệu của Hiệp hội dệt may Việt Nam (Vitas) cho thấy với 3.700 doanh nghiệp (DN) dệt may, cùng hơn 3 triệu lao động, đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu đạt 11,2 tỷ USD năm 2010. Thế nhưng “căn bệnh mãn tính” gia công giá cao của tình trạng xuất nhiều sản phẩm nhưng phải nhập nhiều phụ liệu vẫn chưa có “liều thuốc đặc trị” đúng liều. Thực tế năm 2010, các DN dệt may đã phải nhập khẩu gần 9 tỷ USD nguyên phụ liệu.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, để gia tăng giá trị cho dệt may Việt Nam thì hình thức các DN tự thiết kế mẫu rồi chào bán đến khách hàng (gọi tắt là ODM) dựa trên nguồn phụ liệu trong nước phải dần trở thành xu hướng chủ đạo. 

Chính sách phát triển được Vitas công bố là đưa tỷ lệ các DN thực hành ODM lên 10% vào năm 2015. Mục tiêu này là khả thi vì ngành dệt may đã quy hoạch nhiều dự án (DA) đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ đã và đang được triển khai thực hiện. Đáng chú ý nhất là DA nhà máy sợi polyester Đình Vũ (Hải Phòng) do Tập đoàn Dầu khí Quốc gia và Tập đoàn Dệt may Việt Nam đầu tư, với công suất 175.000 tấn/năm. Dự kiến trong năm 2011, DA này sẽ hoạt động để đáp ứng khoảng 40% nhu cầu phụ liệu cho các nhà máy dệt trong nước. 

Hàng loạt các DA đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu bông vải cùng 6 khu công nghiệp chuyên về dệt nhuộm tại các địa phương như: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Đà Nẵng, Đồng Nai, Trà Vinh cũng được xúc tiến. 

Riêng về phía các DN cũng chủ động tạo ra nguồn lực để nâng cao giá trị sản phẩm dệt may. Đó là trường hợp Công ty TNHH Một thành viên Dệt may Gia Định (Giditex) và Công ty CP Đầu tư Phát triển Gia Định (GDI) vừa khởi công xây dựng Khu phức hợp Gia Định Plaza tại số 7 Trường Chinh, phường Đông Hưng Thuận, quận 12.  

Nói về hướng đi mới này, ông Hà Viết Thanh, Chủ tịch HĐQT Giditex, cho biết, sự ra đời của Gia Định Plaza là nơi để các công ty trong hệ thống Giditex và các DN trong ngành dệt may tại TP. Hồ Chí Minh và cả nước có điều kiện để sáng tạo, thiết kế các mặt hàng thời trang đạt tiêu chuẩn quốc gia. Mô hình sẽ giúp tăng thị phần, chiếm lĩnh thị trường thời trang nội địa, tạo ra những thương hiệu thời trang Việt Nam mang đẳng cấp quốc tế.

Còn theo ông Nguyễn Trung Tín, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh, việc các DN dệt may, trong đó có Giditex chủ động tìm hướng đi mới là điều đáng ghi nhận. Thường trực UBND TP. Hồ Chí Minh sẽ tạo điều kiện về đất đai cũng như cơ chế tài chính để Gia Định Plaza phát triển thành công.

Mô hình này sẽ góp phần rất lớn cho việc cung ứng nguồn nguyên liệu tại chỗ, nâng cao chất lượng trong chuỗi cung ứng sản xuất hàng dệt may, đáp ứng xu hướng phát triển tất yếu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay là phát triển bền vững, cũng như nâng cao giá trị sản phẩm.

Trung Sơn

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất

Xem thêm