Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

"ASEM ở đâu trong cuộc sống của người dân là câu hỏi ngày càng lớn"

Thứ tư, 20/04/2016 - 14:35

Cơ chế hợp tác trong ASEM cần lấy con người làm trung tâm và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân là ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh được nhiều đại sứ các nước tỏ ra tâm đắc và góp nhiều ý kiến.

ASEM cần gia tăng hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu như biến đổi khí hậu, đô thị hóa, tình trạng đói nghèo... (Nguồn: Minh Sơn/Vietnam+)

Hơn bao giờ hết, ASEM phải đổi mới

Đây là vấn đề đã được Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu lên tại hội nghị "Tăng cường quan hệ đối tác Á-Âu toàn diện trong thế kỷ 21" tổ chức sáng 20/4, tại Hà Nội. Sự kiện diễn ra nhân dịp 20 năm Diễn đàn Hợp tác Á–Âu (ASEM) hình thành và phát triển.

Nhắc lại sự kiện cách đây đúng 20 năm khi ASEM ra đời, Phó Thủ tướng cho rằng, chặng đường vừa qua không phải là dài nhưng ASEM đã phát triển vượt lên kỳ vọng ban đầu.

"Vượt qua nhiều rào cản và khác biệt, ASEM ngày nay trở thành đại gia đình với 53 thành viên. Ý thức về một cộng đồng ASEM ngày càng rõ nét bởi sự gia tăng mẫu số chung lợi ích vì sự phát triển bền vững và thịnh vượng ở hai châu lục," Phó Thủ tướng nói.

Tuy nhiên, cũng theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh, hơn bao giờ hết, ASEM đang đứng trước nhu cầu phải đổi mới. Ông cho rằng, đó là yêu cầu khách quan trước những biến động không ngừng của thế giới và khu vực.

Phó Thủ tướng chỉ ra thực tế, các thách thức toàn cầu đang ngày càng nhiều và phức tạp hơn, nằm ngoài khả năng giải quyết của từng quốc gia và từng khu vực.

"Tình trạng đói nghèo, khoảng cách phát triển gia tăng, biến đổi khí hậu, thiên tai, hạn hán, xâm nhập mặn, già hóa dân số, đô thị hóa, an ninh nước - lương thực - năng lượng,... là những vấn đề phát triển cấp bách hiện nay," Phó Thủ tướng đánh giá.

Bởi vậy, Phó Thủ tướng mong muốn các nước cần xác định các ưu tiên trong hợp tác để nâng cao tính thiết thực, hiệu quả và có chiều sâu của ASEM. Theo ông, đối thoại chính trị cần tập trung vào gia tăng hợp tác ứng phó với các thách thức toàn cầu. Phó Thủ tướng nhấn mạnh việc coi thách thức về hòa bình an ninh là cơ hội để tăng cường đối thoại chia sẻ các chuẩn mực ứng xử chung.

Đặc biệt, Phó Thủ tướng cho rằng, mọi sáng kiến và cơ chế hợp tác cần lấy con người làm trung tâm, tăng cường sự tham gia và mang lại lợi ích thiết thực cho người dân. Cụ thể, ông nhận định, nên ưu tiên các biện pháp thúc đẩy đóng góp của thanh niên, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa.

"Tiềm lực và sức sáng tạo mạnh mẽ của họ sẽ giúp khởi xướng các ý tưởng mới, góp phần đưa hợp tác ASEM đi vào cuộc sống, thực tế," Phó Thủ tướng Phạm Bình Mình nêu ý kiến.

Thậm chí, Phó Thủ tướng đánh giá, trong tương lai, đây là một trong số các nhân tố quyết định đến sự thành công của ASEM.

Cần tiếng nói, lập trường rõ ràng

Ý kiến tập trung vào người dân của Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận được sự đồng tình từ ông Manopchai Vongphakdi, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam. 

Theo ông, cần biến không gian hợp tác hợp tác giữa hai châu lục lớn hơn trong đó "kết nối" là một điểm vô cùng quan trọng và nên trở thành nội dung trọng tâm nghị sự trong tương lai. 

Tuy nhiên, ông nhấn mạnh, việc "kết nối" không chỉ là xây dựng, kết nối cơ sở hạ tầng, những việc theo ông chỉ là "phần cứng," mà còn là những quy định, khuôn khổ, thể chế trong ASEM.

Ông cho rằng, ASEM phải cùng phát triển thể chế để đảm bảo an sinh, giáo dục, y tế giúp phục vụ đời sống người dân tốt hơn.

"Cần biến ASEM thành diễn đàn có hiệu quả để hỗ trợ người dân và nâng cao năng lực công tác điều phối trong các dự án, chương trình," vị đại sứ Thái Lan tại Việt Nam nói.

Còn với ông Nguyễn Vũ Tùng, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao, ông cho rằng, ASEM ở đâu trong cuộc sống người dân là câu hỏi ngày càng lớn.

Ông thẳng thắn, hiện tại, các nước lớn vẫn chi phối trong quan hệ quốc tế. Ngoài ra, việc cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn vẫn phổ biến theo ông khiến tình hình trở nên phức tạp hơn.

Bởi vậy, ông Tùng nêu ý kiến, ASEM cần có tiếng nói, lập trường rõ ràng với các vấn đề đặc biệt là hòa bình, an ninh, trật tự. 

"Nếu không thì chính các thành viên và người dân sẽ đặt ra câu hỏi về sự thích hợp của ASEM," đại diện Việt Nam lên tiếng.

Ở một hướng khác, Quyền Giám đốc Học viện Ngoại giao cũng góp ý thêm, ngoài tính "liên khu vực," Diễn đàn hợp tác Á - Âu cũng cần có tính "liên thế hệ," tức là làm sao thế hệ trước và sau nhận thức được tầm quan trọng của ASEM. 

Đây cũng là vấn đề được Đại sứ Italy tại Việt Nam, ông Cecilia Piccioni đề cập tới. Theo ông, diễn đàn nên để công chúng có cái nhìn thân thiện hơn. 

"Người dân có thể coi diễn đàn là dịp để các đại diện đi chơi thay vì cơ hội hiệu quả để gặp gỡ, chia sẻ và thảo luận các vấn đề cần quan tâm. Tôi hy vọng điều này không diễn ra. Tôi cho rằng, quan trọng là làm sao để người dân hiểu được những cuộc thảo luận của chúng ta tác động tích cực tới đời sống người dân," đại diện Italy nói./.

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

Việt Nam công bố tái ứng cử Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028

(Thanh tra) - “Nếu trúng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2026-2028, Việt Nam sẽ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu chung của Hội đồng Nhân quyền là bảo đảm ngày càng tốt hơn việc thụ hưởng quyền con người của mọi người dân trên toàn thế giới”, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định.

T.Thanh

12:17 13/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm