Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Vì sao SCIC quyết tâm bán cổ phần cho Jim Brother’s ?

Thứ tư, 16/09/2015 - 10:52

(Thanh tra) - Theo tố cáo của cổ đông, Công ty Jim Brother’s (Cty Jim) không phải là đối tác chiến lược thể hiện trên văn bản mà chỉ là đối tác cung cấp Hợp đồng (HĐ) gia công khâu giày thành phẩm cho Dafco nhưng vẫn được SCIC ưu tiên bán phần lớn số vốn Nhà nước đang nắm giữ. Trong khi, nhiều người lao động gắn bó, tâm huyết với Dafco thì không được.

Trụ sở SCIC tại phố Trần Duy Hưng, Hà Nội. Ảnh: ND

Vào ngày 6/6/2007, SCIC đã ký HĐ không số để chuyển nhượng toàn bộ 45% cổ phần Nhà nước đang nắm giữ tại Dafco cho Cty Jim (có trụ sở tại 380 Hwa Shan Road, Tatu Shian, Taichung County, Taiwan, R.O.C, Đài Loan) giá 140.000 đồng/cổ phần (mệnh giá 100.000 đồng/cổ phần) với tổng giá trị 5,796 tỷ đồng tại thời điểm đó.

Theo nội dung HĐ thì trong thời hạn tối đa là 10 ngày phía Cty Jim phải chuyển toàn bộ số tiền trên về tài khoản của SCIC mở tại Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Nếu đến ngày thứ 11 mà phía Cty Jim không chuyển tiền thì đương nhiên HĐ này bị hủy và Cty Jim phải chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại và các chi phí khác có liên quan phát sinh từ việc vi phạm HĐ của Cty Jim, nhưng không quá 8% trên tổng HĐ.

Trong trường hợp HĐ bị hủy do nguyên nhân từ phía SCIC, thì SCIC phải hoàn trả lại cho phía Cty Jim số tiền chuyển nhượng đã trả, tiền lãi trên tổng số tiền đã thanh toán theo lãi suất nợ quá hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định tại thời điểm thanh toán tính từ thời điểm SCIC nhận thanh toán và một khoản bồi thường trị giá bằng 8% giá trị HĐ (bao gồm nhưng không giới hạn bởi chi phí thụ lý hồ sơ, lãi suất, lợi nhuận thu được từ việc chuyển nhượng cổ phần và các phí, lệ phí khác…).

Ngoài ra, tại Điều 7.2 của HĐ này còn ghi “Trong trường hợp một trong hai bên vi phạm các quy định của HĐ này về bảo mật thông tin, bên vi phạm có trách nhiệm bồi thường cho bên kia một khoản tiền là 20.000 đô la Mỹ và các chi phí liên quan".

Ngày 8/4/2014, SCIC đã có Công văn số 587/ĐTKDV-QLVĐ4 gửi Chủ tịch Hội đồng Quản trị Dafco (đồng kính gửi Ban Kiểm soát Cty) thông báo; ngày 1/11/2013 SCIC và Cty Jim đã ký thỏa thuận hủy bỏ HĐ chuyển nhượng cổ phần của SCIC ký ngày 6/6/2007. Tuy nhiên, việc này vi phạm các quy định của pháp luật dẫn đến khiếu kiện kéo dài giữa SCIC, Dafco và cổ đông. 

Tại Bản án số 81/2014/KDTM-PT ngày 20/5/2014, Tòa Phúc thẩm tại Hà Nội, TAND Tối cao đã tuyên hủy phần vốn Nhà nước cho Cty Jim. Sau đó, SCIC buộc phải thỏa thuận hủy HĐ.

Vậy, với những gì đã được ký kết trong HĐ không số đã được hơn 6 năm nhưng phía Cty Jim vẫn chưa được nhận 45% cổ phần của Dafco từ SCIC và với một công ty làm ăn mang tầm cỡ quốc tế như Cty Jim liệu có chịu “ngồi yên” với số tiền gần 6 tỷ đồng từ năm 2007 nằm “chết” tại tài khoản SCIC không?

Trách nhiệm bồi thường hay thỏa thuận của SCIC với Cty Jim được thực hiện như thế nào đang là câu hỏi được đại diện của SCIC xin khất câu trả lời!

Theo HĐ giữa 2 bên, số tiền mà SCIC phải bỏ ra để bồi thường cho Cty Jim là không nhỏ. Vậy, số tiền bồi thường (nếu có) sẽ lấy ở đâu, phải chăng từ chính ngân sách Nhà nước?

Tại Văn bản số 492/QĐ-ĐTKDV ngày 25/8/2015, SCIC quyết định bán 28.980 cổ phần (tương đương 70%) còn lại cho nhà đầu tư chiến lược, Cty Jim theo giá đấu thành công bình quân của số cổ phần bán đấu giá.

Các cổ đông, cán bộ Dafco khẳng định, từ trước tới nay, Dafco chưa hề có văn bản nào công nhận Cty Jim là đối tác chiến lược. Vậy, SCIC căn cứ vào đâu để xác định Cty Jim là đối tác chiến lược của Dafco? Nguyên nhân của sự “ưu ái” trên là do “vướng mắc” hay “thỏa thuận ngầm” giữa SCIC và Cty Jim khi buộc phải hủy HĐ trước đó?

Và một điều nữa khiến dư luận thắc mắc là, tại Công văn số 136/TC-2014 về việc chuyển đơn vị, thay đổi các chức danh, tăng, giảm lương… các đơn vị, phòng, ban, phân xưởng ngày 17/11/2014 của Cty Dafco thông báo tại mục 2: “Trưởng phòng Tổ chức hành chính xem xét từng trường hợp cụ thể, kiểm tra rà xét hồ sơ cán bộ… Sau đó trình Giám đốc ký quyết định. Khi có quyết định của Giám đốc, Phòng Tổ chức hành chính chuyển toàn bộ thủ tục trình lãnh đạo cao nhất Jim Brother’s phê chuẩn. Thủ tục đã được phê chuẩn của Jim Brother’s được chuyển đến Phòng Nhân sự và các phòng ban liên quan tổ chức thực hiện”.

Cty Jim mới chỉ là đối tác làm ăn tại sao lại có quyền quyết định tối thượng tại Dafco như vậy? Theo nhiều cổ đông và người lao động tại đây cho hay, rất có thể là do Dafco đang sở hữu khoảng 5ha đất và nhà xưởng cộng với các tài sản khác lên đến hàng trăm tỷ đồng nên Cty Jim quyết tâm thâu tóm bằng được với sự giúp sức của SCIC?

Xin được nhắc lại lời của ông Ngô Ngọc Tú - Ủy viên Ban Thường vụ Công đoàn Dafco đã phát biểu trong Biên bản cuộc họp Ban Chấp hành Công đoàn Cty ngày 30/7/2014: “Để ổn định cuộc sống của người lao động nói chung và Cty ta nói riêng, chúng tôi mong muốn Cty và SCIC cần phối hợp với nhau tốt, có phương án chung để Đại hội cổ đông thành công tốt đẹp và đề nghị SCIC là đại diện phần vốn của Nhà nước cần quan tâm ủng hộ Cty cũng như nguyện vọng của 3.000 lao động là được ưu đãi mua cổ phần của Nhà nước khi Nhà nước thoái vốn tại Cty. Chúng tôi thiết nghĩ Cty ổn định và phát triển, thì đất nước phát triển”.

Trong đơn gửi Báo Thanh tra, các cổ đông, cán bộ của Dafco còn tố giác nhiều dấu hiệu vi phạm về quản lý kinh tế của Giám đốc Nguyễn Đức Đăng đối với các lĩnh vực như: Bảo hiểm xã hội cho công nhân, xây dựng cơ bản, HĐ vận tải và chế độ ăn ca cho công nhân… Phóng viên đã liên hệ với Dafco nhưng chỉ nhận được lời hẹn sẽ đặt lịch làm việc sau.

Chúng tôi sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Dũng Long

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

Sai từ khi lập dự án cho đến thi công và nghiệm thu thanh toán

(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.

Nam Dũng

16:00 14/12/2024
Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

Phát hiện Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam kê khai gian lận trong đấu thầu

(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…

Ngọc Tuấn

08:00 14/12/2024

Tin mới nhất

Xem thêm