Theo dõi Báo Thanh tra trên
Nam Dũng
Thứ năm, 18/05/2023 - 06:35
(Thanh tra)- Ngày 4/5, Tòa án nhân dân tỉnh Tuyên Quang tuyên án dân sự sơ thẩm theo Quyết định thụ lý số 02/2022/TLST-DS ngày 26/5/2022 về việc “yêu cầu chia di sản thừa kế, yêu cầu hủy hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất và hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”.
Toàn bộ diện tích đất xảy ra tranh chấp. Ảnh: ND
Qua phiên tòa xét xử sơ thẩm vào các ngày 28/4/2023 và ngày 4/5/2023, thẩm phán chủ tọa phiên tòa là ông Hồ Thanh Sơn đã tuyên bác bỏ toàn bộ các yêu cầu khởi kiện của các nguyên đơn Đỗ Việt Anh, Đỗ Thị Tâm và Đỗ Thị Tính.
Như vậy, sau hơn 7 năm kể từ ngày khởi kiện (ngày 29/2/2016), tòa án mới tuyên bản án, nhưng kết quả trái ngược mong đợi của các nguyên đơn.
Vì sao anh, em, con, cháu phải kiện nhau ra tòa?
Theo hồ sơ vụ án, cụ Đỗ Đăng Khuông, nguyên là cán bộ lão thành cách mạng và cụ Đặng Thị Lộc kết hôn và chung sống với nhau, sinh được 7 người con trai, gái.
Trong quá trình chung sống, hai cụ tạo dựng được khối tài sản là nhà và đất tại tổ 7 (nay là tổ 3) phường Minh Xuân, TP Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Năm 1985, cụ Khuông chết không để lại di chúc. Đến năm 2014, cụ Lộc chết. Sau đó, do có mâu thuẫn gia đình nên anh Đỗ Việt Anh, là cháu đích tôn của cụ Khuông (bố anh Đỗ Việt Anh là ông Đỗ Xuân Phương, đã chết năm 2007), do không có chỗ thờ cúng ông bà, nên cùng các cô của mình đã làm đơn khởi kiện ra tòa, yêu cầu phân chia tài sản thừa kế để làm nơi thờ tự.
Cả nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đều thừa nhận cụ Khuông chết không để lại di chúc, nên di sản thừa kế cụ để lại được phân chia theo pháp luật, là phù hợp với điểm a, Khoản 1, Điều 650 của Bộ luật Dân sự (BLDS).
Tại phiên tòa ngày 4/5/2023, thẩm phán Hồ Thanh Sơn nghị án, cho rằng thời điểm năm 2007, cụ Đặng Thị Lộc có toàn quyền định đoạt khối tài sản chung của vợ chồng do thời hiệu khởi kiện về thừa kế đã hết theo BLDS năm 2005 (cụ Đỗ Đăng Khuông chết năm 1985) và cụ Lộc phân chia di sản cho các con, đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nên di sản thừa kế không còn là nhận định chủ quan, không có cơ sở pháp lý.
Tham gia tố tụng tại phiên tòa, luật sư Trần Xuân Tiền (Văn phòng Luật sư Đồng Đội, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng: Theo Điều 645 BLDS 2005, thì thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, BLDS năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành tại thời điểm BLDS 2005 có hiệu lực đều không có quy định về trường hợp hết thời hiệu khởi kiện về thừa kế, thì di sản thừa kế thuộc về người đang quản lý di sản, không có quy định về trường hợp hết thời hiệu khởi kiện chia di sản thì di sản thừa kế được giải quyết như thế nào? Đây là trường hợp pháp luật còn bỏ ngỏ và chưa có quy định, hướng dẫn cụ thể.
Chỉ đến khi BLDS năm 2015 có hiệu lực, mới quy định về trường hợp hết thời hiệu chia di sản thì di sản thuộc về người đang quản lý di sản đó (Khoản 1, Điều 623 BLDS 2015).
Do đó, việc thẩm phán Hồ Thanh Sơn cho rằng tại thời điểm năm 2007, cụ Lộc có toàn quyền định đoạt đối với khối tài sản chung của vợ chồng là nhận định thiếu khách quan, không có cơ sở pháp lý. Đối với trường hợp trên, các bên thỏa thuận được và pháp luật không có quy định, nhưng thẩm phán Hồ Thanh Sơn không áp dụng tập quán để xét xử theo Điều 5 BLDS 2015, đồng thời cũng không có công văn báo cáo, kiến nghị, xin ý kiến chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ của cấp có thẩm quyền, đặc biệt là đối với vụ án phức tạp về tranh chấp di sản thừa kế, có nhiều quan điểm khác nhau liên quan đến việc áp dụng pháp luật.
Còn nguyên đơn Đỗ Việt Anh cho biết, ngay khi nhận được bản án dân sự sơ thẩm từ TAND tỉnh Tuyên Quang, anh sẽ tiếp tục kháng cáo vụ án lên Tòa án Cấp cao tại Hà Nội để kháng cáo về việc xét xử này của tòa án cấp sơ thẩm.
Đề nghị làm rõ số tiền 50 triệu đồng, nhưng không được tòa xem xét
50 triệu đồng là số tiền Nhà nước cấp vào năm 2001 cho thân nhân của cụ Đỗ Đăng Khuông, nguyên là cán bộ lão thành cách mạng.
Thân nhân của cụ Khuông tại thời điểm này gồm có cụ Lộc và các con của cụ Khuông, là những người có quyền đối với số tiền, cụ thể bao gồm 8 người: Vợ là cụ Đặng Thị Lộc (chết năm 2014); ông Đỗ Xuân Phương (chết năm 2007); bà Đỗ Thị Phượng; bà Đỗ Thị Minh Tâm; ông Đỗ Xuân Phưởng; bà Đỗ Thị Tính; ông Đỗ Xuân Hùng; bà Ma Thị Vu (con riêng của cụ Khuông).
Theo phiếu chi của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội TP Tuyên Quang cấp ngày 24/7/2001, thì cụ Lộc là đại diện thân nhân đã ký nhận số tiền này, nhưng việc ai là người gửi, rút tiền tại ngân hàng, ai là người sử dụng số tiền trên chưa được làm rõ? Trách nhiệm của cụ Lộc trong việc thanh toán phần giá trị được hưởng trong số tiền 50 triệu cho những người khác cùng được quyền thừa hưởng không được xem xét?
Trong số tiền 50 triệu này có phần mà cụ Lộc được hưởng nhưng chưa được sử dụng, do đó, cần xác định phần cụ Lộc được hưởng trong 50 triệu trên là di sản thừa kế cụ để lại và phải được giải quyết trong cùng vụ án này, đồng thời, phân chia theo pháp luật cho đồng thừa kế.
Tại phiên tòa ngày 28/4/2023, bà Tâm cho rằng ông Phưởng là người đã gửi và rút số tiền 50 triệu trên tại ngân hàng để sử dụng vào mục đích nào không rõ, đồng thời, bà Tâm đề nghị hội đồng xét xử tạm ngưng phiên tòa để thu thập tài liệu, chứng cứ làm rõ nội dung, nhưng thẩm phán không chấp nhận đề nghị trên.
Số tiền 50 triệu trên là chính sách của Nhà nước để chăm lo đời sống cho thân nhân của lão thành cách mạng, vợ và các con của cụ Khuông đều có quyền bình đẳng như nhau trong việc thừa hưởng số tiền trên.
Ông Đỗ Việt Anh cho rằng: Việc thẩm phán “bỏ qua”, không giải quyết nội dung này trong vụ án không chỉ là vi phạm về tố tụng, gây thiệt hại về quyền lợi hợp pháp của đương sự, mà cho thấy sự “vô cảm”, thái độ thờ ơ trước nỗi đau, bức xúc của đương sự.
Việc tranh chấp số tiền trên không đơn thuần là mâu thuẫn, tranh chấp về quyền lợi, mà vấn đề là danh dự, là đường lối, chính sách của Nhà nước đối với thân nhân của lão thành cách mạng, do đó, cần phải được xem xét, làm sáng tỏ, giải quyết toàn diện, khách quan trong vụ án này.
“Cụ Đỗ Đăng Khuông là lão thành cách mạng, việc thẩm phán xét xử thiếu khách quan, công bằng, trái pháp luật đối với di sản của cụ Khuông để lại là thiếu tôn trọng đối với lão thành cách mạng, nhất là trong dịp cả nước đang kỉ niệm ngày giải phóng 30/4 và tri ân những người có công với cách mạng”, anh Đỗ Việt Anh ghi trong đơn.
Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Từ một doanh nghiệp địa phương, chỉ sau 8 năm, Công ty CP Xây dựng hạ tầng Đại Phong đã phát triển thần tốc thành một trong những nhà thầu lớn trong lĩnh vực xây lắp. Nhưng quá trình phát triển thần tốc của doanh nghiệp này đặt ra không ít câu hỏi về năng lực.
Công Thắng - Thành Nam
07:48 22/11/2024(Thanh tra) - Theo đại diện quán nhậu Tự Do, hiện trạng bàn nhậu lấn chiếm vỉa hè có thể do khách kê ra. Còn chính quyền thường xuyên nhắc nhở, có những thời điểm đã bị phạt hành chính. Ở khía cạnh khác, nếu nhìn vào con số tăng trưởng về nguồn vốn, tài sản, doanh thu của chủ sở hữu hệ thống quán nhậu Tự Do, có thể lý giải được phần nào việc đơn vị này thường xuyên vi phạm.
Thanh Giang - Trang Nhung
08:00 21/11/2024Thành Nam
18:43 20/11/2024Đan Quế - Lê Phương - Phương Anh
08:00 20/11/2024Nam Dũng
07:30 20/11/2024Công Thắng - Bạch Vân
07:30 20/11/2024Hương Giang
Lê Hữu Chính
Thanh Lương
Thái Hải
Công Thắng - Thành Nam
Thái Hải
LA
Phương Anh