Theo dõi Báo Thanh tra trên
Chính Bình
Thứ ba, 27/12/2022 - 23:00
(Thanh tra) - Việc thực hiện Đề án Phát triển văn phòng thừa phát lại do Sở Tư pháp thực hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều buộc Bộ Tư pháp phải vào cuộc làm rõ.
Sở Tư pháp Hà Nội. Ảnh: CB
Nhiều đơn thư phản ánh xét duyệt thiếu khách quan?
Ngày 14/7/2021 Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn đã ký Quyết định số 3545/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án Phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn.
Đề án nhằm thực hiện chế định thừa phát lại trên địa bàn TP Hà Nội một cách đồng bộ, bảo đảm phù hợp với định hướng phát triển chung về kinh tế - xã hội của thành phố và tình hình phát triển của từng quận, huyện, thị xã.
Hoạt động của thừa phát lại bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ dân sự, trong quan hệ với cơ quan, tổ chức nhà nước và trong hoạt động tố tụng; góp phần tạo dựng môi trường pháp lý lành mạnh, an toàn cho các giao dịch dân sự, kinh tế; giảm tải công việc của tòa án, viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự trên địa bàn theo quy định của pháp luật.
Cũng theo Đề án, việc phát triển văn phòng thừa phát lại gắn với địa bàn dân cư. Số văn phòng thừa phát lại trên địa bàn thành phố không quá 43 tổ chức; mỗi địa bàn quận, thị xã có 02 văn phòng thừa phát lại, địa bàn huyện có 01 văn phòng thừa phát lại...
Thực hiện theo Quyết định số 3545, ngày 17/12/2021 Sở Tư pháp Hà Nội đã ra Thông báo số 3424/TB-STP về kết quả xét duyệt hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại.
Theo thông báo của Sở Tư pháp Hà Nội, có 42 hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại, trong đó có 31 hồ sơ đủ điều kiện đề nghị cho phép thành lập, 1 cá nhân có đơn xin rút hồ sơ, 10 hồ sơ không đủ điều kiện.
Sau khi Sở Tư pháp Hà Nội có thông báo về kết quả xét duyệt hồ sơ, đã có nhiều đơn thư, ý kiến cho rằng, việc xét duyệt hồ sơ còn thiếu khách quan, nhiều bất cập, tiêu chí xét duyệt tạo kẽ hở khiến gây nên việc dễ lợi dụng, trục lợi, ảnh hưởng tới sự công bằng trong hoạt động nghề nghiệp cũng như ý nghĩa xã hội nói chung.
Theo phản ánh, có trường hợp thừa phát lại đang làm hợp danh vẫn có đề án đứng tên trưởng văn phòng thừa phát lại mới.
Thừa phát lại Chu Xuân Bình, Văn phòng Thừa phát lại Tràng An tại quận Bắc Từ Liêm, khi nộp hồ sơ thừa phát lại này vẫn là hợp danh và là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại Thủ đô.
Trường hợp thừa phát lại Nguyễn Thị Hồ Nga, nộp đơn thành lập văn phòng thừa phát lại tại quận Đống Đa, khi đang là thành viên hợp danh tại Văn phòng Thừa phát lại Hoàn Kiếm, quận Hoàn Kiếm.
Cũng theo phản ánh, tiêu chí kinh nghiệm trưởng văn phòng hiện không rõ ràng, không theo thực tế, dẫn đến hiểu sai, thiếu chính xác. Có những thừa phát lại có kinh nghiệm 5-6 năm vẫn không đủ điều kiện trong khi đó có những thừa phát lại kinh nghiệm chỉ 14 ngày vẫn đủ điều kiện thành lập.
Theo Thông báo số 3424, thừa phát lại Trịnh Thị Phương xin thành lập Văn phòng Thừa phát lại Donald Trump, tổng thời gian hành nghề chỉ 14 ngày. Thừa phát lại Phạm Việt Đức xin thành lập Văn phòng Thừa phát lại Nam Đô có tổng thời gian hành nghề 5 tháng 28 ngày...
Cũng theo phản ánh, trong Đề án Tiêu chí kinh nghiệm trưởng văn phòng được Sở Tư pháp đánh đồng với thời gian bổ nhiệm, việc đưa tiêu chí dẫn đến hiểu sai, thiếu chính xác, trong khi nhiều thừa phát lại được bổ nhiệm rất lâu nhưng các hồ sơ vi bằng, vụ việc, hồ sơ giải quyết rất ít... dẫn đến việc xem xét kinh nghiệm của trưởng văn phòng chưa toàn diện…
Chính vì vậy, các ý kiến cho rằng đề án chỉ lựa chọn tiêu chí duy nhất là kinh nghiệm (tức thời gian bổ nhiệm của trưởng văn phòng) thì Hà Nội không cần xây dựng một đề án dài dòng đến như vậy. Tại sao không xây dựng cách thức tính tháng điểm như bao nhiêu đề án tại các địa phương khác để tạo sân chơi lành mạnh, bình đẳng giữa các thừa phát lại hành nghề?
Sở Tư pháp chưa tham mưu, xét duyệt hồ sơ chưa đầy đủ, toàn diện?
Ngày sau khi có thông tin phản ánh, Cục Bổ trợ tư pháp, Bộ Tư pháp, đã kiểm tra và ban hành Kết luận kiểm tra số 307/KLKT-BTTP ngày 08/04/2022 đối với công tác quản lý Nhà nước về thừa phát lại của Sở Tư pháp Hà Nội.
Theo Báo cáo số 370/BC-STP ngày 20/12/2022 về việc rà soát thực hiện kết luận kiểm tra, giải quyết khiếu nại của Sở Tư pháp Hà Nội cho thấy, Cục Bổ trợ tư pháp cho rằng: Việc tham mưu về nội dung của Đề án Phát triển văn phòng thừa phát lại trên địa bàn của Sở Tư pháp chưa căn cứ đầy đủ vào các tiêu chí theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định số 08/2020/NĐ-CP và tình hình thực tiễn của thành phố; nội dung quy định về tiêu chí xét duyệt hồ sơ trong trường hợp hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng trên cùng một địa bàn cấp huyện nhiều hơn số lượng thừa phát lại được phép thành lập chưa phù hợp; quy định điều kiện của văn phòng thừa phát lại còn chung chung; không có nội dung quy định lộ trình, thời gian tổ chức thực hiện đề án”.
Cục Bổ trợ tư pháp cho rằng: “Việc xét duyệt hồ sơ chưa được thực hiện đầy đủ, toàn diện (Sở Tư pháp không thực hiện phần xét duyệt về tổ chức, tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở, các điều kiện vật chất và kế hoạch triển khai thực hiện), chỉ xét duyệt thời gian hành nghề của thừa phát lại dự kiến làm trưởng văn phòng. Còn có một số hồ sơ tài liệu chưa đảm bảo đầy đủ, có dấu hiệu vi phạm nhưng vẫn được xét duyệt và đề nghị cho phép thành lập”.
Tại điểm 1.3 mục 1 phần III Kết luận 307/KLKT-BTTP và Quyết định số 90/QĐ-BTTP, Cục Bổ trợ tư pháp cũng kiến nghị Sở Tư pháp “xem xét lại kết quả xét duyệt hồ sơ của hồ sơ thành lập Văn phòng Thừa phát lại Đống Đa; xác minh, làm rõ đối với trường hợp của bà Nguyễn Thị Lộc trong việc cùng lúc đúng tên tại cả 02 hồ sơ đề nghị thành lập văn phòng thừa phát lại.
Ngoài ra, trong quá trình tổ chức kiểm tra, Cục Bổ trợ tư pháp nhận được một số đơn (nặc danh và có danh) đều có chung nội dung tố cáo, khiếu nại, phản ánh, kiến nghị liên quan đến việc Sở Tư pháp tham mưu xây dựng đề án và xét duyệt hồ sơ thành lập văn phòng thừa phát lại không phù hợp với quy định của pháp luật; việc xét duyệt một số hồ sơ thiếu căn cứ (cho người đang hợp danh tại văn phòng thừa phát lại thành lập văn phòng mới, có tiêu cực).
Cục Bổ trợ tư pháp chuyển những nội dung này để Sở Tư pháp rà soát, kiểm tra, xem xét, giải quyết theo thẩm quyền và báo cáo kết quả giải quyết.
Qua rà soát lại, Sở Tư pháp nhận thấy việc xây dựng, triển khai Đề án Phát triển văn phòng thừa phát lại không có những tồn tại, thiếu sót như kết luận của Cục Bổ trợ tư pháp. Hiện Sở Tư pháp tiếp tục gửi đơn khiếu nại đến Bộ Tư pháp kiến nghị làm rõ.
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân