Ca khúc: Tự hào người làm báo Thanh tra

Theo dõi Báo Thanh tra trên

Nghi án Cục Đường thủy nội địa Việt Nam cấp giấy phép cho “cát tặc”

Thứ tư, 10/12/2014 - 06:39

(Thanh tra) - Cục Đường thủy nội địa Việt Nam (Bộ Giao thông Vận tải) cấp phép cho Công ty TNHH Thương mại và Vận tải Giang Linh (trụ sở tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) là để nạo vét, duy tu luồng lạch và tận thu sản phẩm, nhưng công ty chỉ tận thu sản phẩm là cát, còn phần nạo vét và “phế phẩm” thì được trả nguyên lại cho lòng sông Đuống.

Chỉ đăng ký với cơ quan chức năng có 1 sà lan để nạo vét, nhưng thực tế tại hiện trường, công ty lại tổ chức hàng chục tàu hút cát trái phép như thế này. Ảnh: ND

Theo Quyết định số 506/QĐ-CĐTNĐ ngày 21/5/2014 của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, thì mục đích, yêu cầu chính của dự án này là duy tu, nạo vét khơi thông luồng lạch tại sông Đuống đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Trong quyết định nêu khá rõ là chỉ khảo sát và thực hiện tại những nơi mà có độ sâu lòng sông từ 1,8 - 4m, đảm bảo cho tàu thuyền lưu thông bình thường. Tổng khối lượng cho phép công ty được khai thác, tận thu sản phẩm là khoảng 63.558,9m3 đất cát, phế phẩm.

Ngay khi có Quyết định 506 trong tay, mặc dù chưa được phép thực hiện dự án vì chưa đủ các giấy tờ theo quy định, nhưng phía Công ty Giang Linh thường xuyên tiến hành hút trộm cát.

Đến ngày 5/8/2014, người dân thôn Dền, xã Cảnh Hưng, huyện Tiên Du đã phát hiện công ty này tiến hành hút trộm cát nên đã báo các cơ quan chức năng.

Để có căn cứ gửi lên cơ quan có thẩm quyền, ngày 10/8/2014, thôn Dền đã lập Tổ Công tác thôn, gồm có Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, Phó thôn cùng các ban, ngành và nhân dân thôn đã tiến hành đo, kiểm tra xác minh tại những vị trí mà Công ty Giang Linh đang tiến hành lập dự án trên địa bàn xã Cảnh Hưng.

Theo hồ sơ, Công ty Giang Linh phải nạo vét tất cả các thứ dưới lòng sông, nhưng công ty này chỉ làm mỗi việc hút cát, còn "phế phẩm" thì trả lại y nguyên cho lòng sông. Ảnh: ND

Qua đo đạc thực tế tại hiện trường nơi dự án sẽ triển khai theo thông báo, Tổ đo đạc đã có kết quả: đoạn sông Đuống qua địa phận xã Cảnh Hưng có độ sâu bình quân là 20m thì khu vực này cần gì nạo vét nữa? Có chăng thì đó là bức “bình phong” che đậy cho việc khai thác cát trái phép.

Ngày 23/9/2014, Chủ tịch UBND huyện Tiên Du đã ra Quyết định số 49/QĐ-XPVPHC đối với Công ty Giang Linh với số tiền là 30 triệu đồng về hành vi “tự ý thuê phương tiện bơm hút (khai thác) 2/3 tàu 25 tấn (tương đương khoảng 12m3) cát đen tại địa bàn xã Cảnh Hưng, thuộc khu vực thực hiện dự án nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm làm vật liệu xây dựng thông thường (không sử dụng vật liệu nổ công nghiệp) mà không có giấy phép khai thác khoáng sản của các cấp có thẩm quyền và tịch thu toàn bộ tang vật là khoáng sản vi phạm”.

Mãi đến ngày 19/11/2014, Công ty Giang Linh mới có Công văn số 290/CV-TMVT để gửi các cơ quan chức năng thông báo việc thực hiện dự án này.

Trong Văn bản số 2562/SGTVT-VTAT ngày 21/11/2014 của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Bắc Ninh thông báo thì phía Công ty Giang Linh mới chỉ đăng ký duy nhất 1 phương tiện là sà lan máy có số đăng ký VP-1230 tham gia nạo vét, tận thu sản phẩm đoạn Hạ Dền - Đình Tổ - Thượng Dền. Tuy nhiên, theo phản ánh của người dân cũng như những hình ảnh mà phóng viên đã ghi được trong nhiều ngày, Công ty Giang Linh đã huy động hàng chục sà lan máy cùng nhiều tàu thuyền công suốt lớn nạo, hút cát tại đây. Theo tính toán, mỗi ngày có hàng nghìn khối cát đã được công ty này lấy khỏi lòng sông đem đi bán.

Cũng theo phản ánh của người dân địa phương, từ khi có Quyết định của Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Công ty Giang Linh đã ngay lập tức bán “cát non” cho những đối tượng “cát tặc” ở nơi khác, bằng việc các tàu đến trực tiếp hút cát rồi đếm khối lượng để trả tiền cho Công ty Giang Linh với giá rẻ hơn giá cát trên bờ rất nhiều. Theo quan sát của phóng viên, cứ khoảng một lúc lại có một tàu “no” cát rồi lại chạy về nhiều hướng khác nhau. Cứ tàu này đi thì lại có vài chiếc tàu khác chạy tới, cứ như vậy, mỗi ngày đã có hàng nghìn m3 cát bị “đánh cắp” khỏi lòng sông.

Trong Văn bản 2796/UBND-NN.NT ngày 14/11/2014 của UBND tỉnh Bắc Ninh về việc thực hiện dự án xã hội hóa nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa quốc gia kết hợp tận thu sản phẩm khu vực Km37+000 đến Km42+000 đã yêu cầu Công ty Giang Linh: Chấp hành nghiêm chỉnh các nội dung đã cam kết với Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Chỉ được phép thi công vào mùa khô, từ 1/12 đến 4/5 hàng năm, thời gian thực hiện từ 7 - 17 giờ hàng ngày.

Việc thi công nạo vét phải tuân thủ theo đúng hồ sơ thiết kế của dự án đã được Cục Đường thủy nội địa Việt Nam phê duyệt tại văn bản số 1506/CĐTNĐ-QLHT ngày 20/9/2013; thu hồi toàn bộ chướng ngại vật như: bùn, đất, đá và cát trong phạm vi luồng nạo vét. Bùn, đất và đá phải được đổ thải đúng vị trí đăng ký đổ thải được cơ quan có thẩm quyền cho phép; đối với cát phải được tiêu thụ tại các cơ sở kinh doanh cát hợp pháp, phải có chứng từ chứng minh nơi tiêu thụ và khối lượng tiêu thụ.

Trong quá trình thi công dự án, nếu phát hiện tình trạng khai thác cát trái phép trong khu vực nạo vét, cần thông báo kịp thời cho chính quyền địa phương nơi thực hiện dự án để có biện pháp xử lý.

Quy định đã nêu cụ thể Công ty Giang Linh chỉ được bắt đầu triển khai dự án từ ngày 1/12/2014, nhưng từ tháng 8, công ty này đã tiến hành mang tàu bè hút cát trái phép và đã bị xử phạt. Thêm nữa, từ ngày 1/12, công ty này triển khai dự án và đăng ký với cơ quan chức năng chỉ có 1 sà lan duy nhất, nhưng thực tế tại hiện trường lại có mấy chục tàu hút cát. Điều này đã được phóng viên ghi lại và thông tin cho Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Du, nhưng xem ra cũng chỉ dừng lại ở “phản ánh”.

Điểm quan trọng nhất ở dự án mà Cục Đường thủy nội địa Việt Nam đã ký hợp đồng với Công ty Giang Linh là công ty này phải thực hiện việc nạo vét, duy tu trước rồi sau đó mới được tận thu sản phẩm. Nhưng công ty này đã không thực hiện điều đó, thay vào đó chỉ tiến hành hút cát khối lượng lớn để bán, còn những phế phẩm như đất, đá…được lọc chuyển nguyên lại lòng sông thì rõ ràng công ty này lợi dụng dự án để làm “bình phong” cho việc hút cát trái phép trên sông Đuống.

Báo Thanh tra sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc.

Nam Dũng

Ý kiến bình luận:

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.

Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!

Tin cùng chuyên mục

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

Doanh nghiệp có vốn 1,5 tỷ, 4 lao động, tham gia loạt thầu trăm tỷ tại UBND huyện Hương Khê

(Thanh tra) - Với số vốn khá khiêm tốn 1,5 tỷ đồng cùng số lao động đăng ký là 4 người, thế nhưng, Công ty Sông Ba đã tham gia và trúng 9/9 gói thầu tại huyện Hương Khê, với tổng giá trị trúng thầu hơn 300 tỷ đồng. Đáng nói, đa số các gói thầu doanh nghiệp này góp mặt có tỷ lệ tiết kiệm cho ngân sách rất thấp. Đi kèm với đó, công ty này có cách xoay vòng vốn thú vị.

Quang Dân

11:03 23/11/2024
Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

Cùng vi phạm như nhau, tại sao trạm phải dừng, trạm lại không?

(Thanh tra) - Theo báo cáo của đoàn kiểm tra liên ngành, kết quả kiểm tra 17 trạm trộn bê tông thương phẩm và trạm trôn bê tông nhựa nóng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, thì có đến 16 trạm có nhiều lỗi vi phạm, bị xử lý buộc tháo dỡ, di dời, hoặc tạm dừng hoạt động để hoàn thiện hồ sơ, nhưng riêng trạm trộn bê tông tươi Trường An thì không phải dừng hoạt động.

Thành Nam

18:43 20/11/2024

Tin mới nhất

Xem thêm