Theo dõi Báo Thanh tra trên
Thứ năm, 10/10/2013 - 07:33
(Thanh tra)- Chưa dừng lại ở những nội dung tố cáo (TC) như Báo Thanh tra đã đề cập, đơn nặc danh còn TC nhiều nội dung khác không có thật nhằm cố tình phá hoại uy tín của ông Phương Ngọc Hà, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Phát triển (NHPT) Thanh Hóa.
Trụ sở Chi nhánh NHPT Thanh Hóa. Ảnh: Văn Thanh
>>Kỳ I: Những thông tin cơ bản sai sự thật
Đối với nội dung “nhằm trốn tránh trách nhiệm, ông Hà đã chuyển đổi chủ đầu tư (CĐT) con tàu 5.300 tấn cho ông Trần Văn Hưng. Phần thân vỏ con tàu 5.300 tấn đã hoàn thành, Cty Thành An vẫn nợ Cty Cổ phần Công nghiệp Hải Phòng 1,5 tỷ đồng nên việc thanh lý hợp đồng đóng tàu chưa thực hiện được. Ông Hà đã cơ cấu lại nguồn vốn rút ra 14,2 tỷ đồng làm việc riêng, không thanh toán tiền ăn chia cho ông Trần Văn Hưng nên con tàu 2.300 tấn thế chấp cho dự án (D.A) và tàu 5.300 tấn đến nay cũng bị tháo dỡ nhiều thiết bị máy móc có giá trị để mang bán lấy tiền”, xác minh cho thấy: D.A đóng tàu 5.300 tấn của Cty Thành An từ khi đầu tư cho đến nay không thực hiện chuyển đổi CĐT, hiện nay Cty Thành An vẫn là CĐT D.A.
Trong quá trình thực hiện, Cty Thành An có thay đổi cổ đông góp vốn và đại diện theo pháp luật của Cty. Ngay sau khi NHPT Thanh Hóa biết được thông tin đã làm việc với CĐT cùng các thành viên dự kiến tham gia góp vốn và yêu cầu Cty cung cấp hồ sơ thay đổi thành viên góp vốn để có ý kiến việc thay đổi cổ đông góp vốn trước khi gửi cơ quan đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, khi chưa có ý kiến của Chi nhánh NHPT Thanh Hóa thì Cty Thành An đã tự động gửi hồ sơ và Sở Kế hoạch và Đầu tư Thanh Hóa đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh lần 4 ngày 17/8/2011 thay đổi cổ đông góp vốn và đại diện theo pháp luật của Cty. Theo đó, ông Trần Văn Hưng mua lại 65,5% vốn điều lệ và là người đại diện theo pháp luật của Cty, chứ không phải Chi nhánh NHPT Thanh Hóa đã chuyển đổi CĐT nhằm trốn tránh trách nhiệm như đơn TC nêu.
Việc thanh lý hợp đồng đóng tàu muốn thực hiện được thì phải hoàn thành con tàu. Tuy nhiên, hiện nay con tàu mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển quốc gia nên CĐT và nhà thầu còn phải hoàn thiện một số công việc nữa mới hoàn thành con tàu nên chưa thể thanh lý hợp đồng kinh tế được. Trong tổng số tiền giải ngân 14,2 tỷ đồng, Chi nhánh NHPT Thanh Hóa đã giải ngân 3.207 triệu đồng để trả lãi vay trong thời gian thi công và 11.029 triệu đồng thanh toán khối lượng hoàn thành theo giá trị nghiệm thu A - B đã được cơ quan đăng kiểm xác nhận.
Số tiền giải ngân trả lãi vay được chuyển thẳng cho Chi nhánh NHPT Thanh Hóa và số tiền giải ngân giá trị khối lượng hoàn thành được chuyển thẳng về tài khoản các đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu, chứ không phải ông Hà rút 14,2 tỷ đồng này. Đồng thời, tất cả số tiền Chi nhánh NHPT Thanh Hóa giải ngân cho D.A đều thực hiện trong năm 2010, trước thời điểm ông Hưng mua lại cổ phần Cty Thành An (tháng 8/2011) khá lâu. Do đó, tại thời điểm giải ngân, ông Hưng không liên quan gì đến Cty Thành An và Chi nhánh NHPT Thanh Hóa nên việc nhận định ăn chia tiền với ông Hưng theo đơn nặc danh phản ánh là không có cơ sở.
Việc nhận định con tàu 5.300 tấn và 2.300 tấn bị tháo dỡ nhiều thiết bị máy móc có giá trị mang bán lấy tiền cũng không có cơ sở, bởi vì: Đối với con tàu 5.300 tấn, do thay đổi thiết kế như máy chính chỉ chạy dầu DO, thay thế hệ thống FO sang DO, bỏ máy lọc dầu FO, bổ sung thiết bị cấp dầu DO, bổ sung công dụng chở than… nên CĐT đã thay đổi một số thiết bị đã đầu tư sang các thiết bị mới để phù hợp với thiết kế điều chỉnh đã được phê duyệt.
Theo thiết kế điều chỉnh đã được Đăng kiểm Việt Nam cấp thì vùng hoạt động của tàu không có thay đổi so với thiết kế ban đầu là hoạt động quốc tế chứ không phải chạy ven bờ và nội địa. Đối với con tàu 2.300 tấn, do tình hình kinh tế suy thoái và khó khăn trong hoạt động vận tải biển nên CĐT đã tạm dừng khai thác từ giữa năm 2012 và neo đậu tại cảng Hải Phòng. Ngày 31/5/2013, Chi nhánh NHPT Thanh Hóa đã thực hiện việc kiểm tra tài sản bảo đảm tiền vay tại Hải Phòng phát hiện tàu bị mất trộm một số thiết bị màn hình, bộ đàm cầm tay, máy hàn, thiết bị Icom nên đã làm việc với Cty Thành An về việc mất thiết bị này. Theo báo cáo của Cty Thành An thì một số trang thiết bị CĐT đang đưa đi bảo dưỡng, Chi nhánh NHPT Thanh Hóa đã yêu cầu CĐT báo cáo cụ thể về việc thiếu các thiết bị nêu trên để xử lý theo quy định.
Về nội dung “toàn bộ phần thân ruột của con tàu đều là đồ cũ mua trôi nổi trên thị trường”. Kết quả xác minh, các vật tư, thiết bị đóng tàu đều được nhà thầu đóng tàu mua của các đơn vị có pháp nhân cung cấp vật tư, thiết bị thông qua các hợp đồng kinh tế đã ký giữa nhà thầu đóng tàu và các đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị. Sau khi những thiết bị được lắp đặt, hoàn thiện, CĐT, nhà thầu và cơ quan đăng kiểm đã nghiệm thu, xác định các vật tư, thiết bị bảo đảm chất lượng, đúng thiết kế được duyệt. Trên cơ sở hồ sơ nghiệm thu, Chi nhánh NHPT Thanh Hóa đã giải ngân vốn vay về tài khoản của nhà thầu đóng tàu và nhiều đơn vị cung cấp vật tư, thiết bị đóng tàu chứ không chuyển tiền về cho Cty Thành An.
Về nội dung “con tàu chỉ đáng giá 30 tỷ đồng, việc cho vay 14,2 tỷ đồng là việc làm vi phạm pháp luật. Ông Hà với cương là Giám đốc Chi nhánh NHPT Thanh Hóa chỉ đạo 2 Phó Giám đốc ký giải ngân 14,2 tỷ đồng nhưng không ai dám ký. Sau đó, ông Hà đã trực tiếp ký giải ngân và hợp pháp hóa bộ chứng từ nhập khẩu máy móc thiết bị, toàn bộ số giấy tờ trên đều là giả mạo, không có hợp đồng nhập khẩu gốc, công chứng giả tạo, không có bảo lãnh ngân hàng thương mại, không có hóa đơn gốc của máy móc thiết bị nhập khẩu…”, kết quả xác minh: Theo các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành được cơ quan đăng kiểm xác nhận và các biên bản đối chiếu công nợ giữa CĐT và nhà thầu thì giá trị con tàu đến thời điểm hiện nay là 117.351 triệu đồng, không phải 30 tỷ đồng như đã nêu trong đơn.
Do tại thời điểm đầu tư D.A, giá cả thị trường biến động nhiều và lương tối thiểu điều chỉnh tăng nên các cơ quan Nhà nước đã ban hành các quyết định cho phép CĐT điều chỉnh tổng mức đầu tư, tổng dự toán của D.A. Tổng mức đầu tư điều chỉnh và tổng dự toán điều chỉnh đều được đơn vị tư vấn lập và được đơn vị thẩm định độc lập trước khi phê duyệt. Do đó, việc Chi nhánh NHPT Thanh Hóa giải ngân số tiền 14,2 tỷ đồng do phát sinh tăng dự toán của D.A là phù hợp với quy định của pháp luật. Việc mua thiết bị do nhà thầu đóng tàu thực hiện và mua của đơn vị có pháp nhân cung cấp thiết bị nhập khẩu, chứ không phải là ông Hà chỉ đạo mua thiết bị trên thị trường tự do. Chi nhánh NHPT Thanh Hóa giải ngân vốn vay đối với thiết bị nhập khẩu trên cơ sở biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành thiết bị được cơ quan đăng kiểm nghiệm thu và xác nhận là đúng thiết kế, bảo đảm chất lượng. Số tiền 14,2 tỷ đồng Chi nhánh NHPT Thanh Hóa giải ngân cho D.A là để thanh toán giá trị khối lượng hoàn thành đã được nghiệm thu trước thời điểm giải ngân có ý kiến xác nhận của cơ quan đăng kiểm nên số tiền này đã được đưa vào hoàn thiện con tàu trước thời điểm Chi nhánh NHPT Thanh Hóa giải ngân, chứ không phải NHPT Thanh Hóa giải ngân tạm ứng tiền cho Cty Thành An để tiếp tục hoàn thiện con tàu.
Theo quy định của NHPT về việc giải ngân 14,2 tỷ đồng thì lãi suất vay vốn là lãi suất công bố tại thời điểm giải ngân, do đó, mỗi lần giải ngân CĐT và Chi nhánh NHPT Thanh Hóa phải lập bảng kê rút vốn kiêm khế ước nhận nợ. Bảng kê rút vốn kiêm khế ước nhận nợ là phụ lục kèm theo hợp đồng tín dụng đã ký (vì khế ước nhận nợ quy định cụ thể lãi suất vay vốn của hợp đồng tín dụng). Mặt khác, Tổng Giám đốc NHPT Việt Nam ủy quyền cho Giám đốc Chi nhánh ký hợp đồng tín dụng, không ủy quyền cho Phó Giám đốc Chi nhánh nên ông Hà là người trực tiếp ký duyệt bảng kê rút vốn kiêm khế ước nhận nợ của các khoản giải ngân số tiền 14,2 tỷ đồng…
Từ những kết quả kiểm tra, xác minh nêu trên, NHPT Việt Nam thấy những nội dung phản ánh trong đơn TC nặc danh cơ bản là sai sự thật. Đơn thư gửi đến nhiều cơ quan có thẩm quyền, báo chí, không phải vì mục đích chống tham nhũng mà có ý đồ xấu nhằm tung tin thất thiệt, cố tình phá hoại uy tín ông Phương Ngọc Hà, Giám đốc Chi nhánh NHPT Thanh Hóa nói riêng và hệ thống NHPT nói chung.
Văn Thanh
Ý kiến bình luận:
Hiện chưa có bình luận nào, hãy trở thành người đầu tiên bình luận cho bài biết này!
(Thanh tra) - Như Báo Thanh tra đã phản ánh, dự án đầu tư xây dựng cơ bản công trình sửa chữa, bảo dưỡng đường trục tiểu khu Đông Đoài đi A27, kết nối vào đường gom thị trấn Phú Xuyên đi Vân Từ - Phú Yên, có tổng chiều dài chỉ 1.039m với tổng vốn đầu tư là 14,989 tỷ đồng và đã được Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên kết luận có nhiều sai phạm.
Nam Dũng
16:00 14/12/2024(Thanh tra) - Tại gói thầu số 12 thuộc Dự án Mở rộng đường Phú Mỹ - Tóc Tiên (từ khu tái định cư 105ha đến đường Hắc Dịch - Tóc Tiên - Châu Pha), thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, Công ty CP Đầu tư xây dựng 886 - Thành Nam đã bị phát hiện có hành vi gian lận trong đấu thầu…
Ngọc Tuấn
08:00 14/12/2024Ngọc Tuấn
19:00 13/12/2024Thanh Giang
16:10 13/12/2024Chu Tuấn
15:37 13/12/2024Trung Hà
19:00 11/12/2024Ngọc Giàu
T.Lương
Đông Hà
Cảnh Nhật
Thu Huyền
Đông Hà
Đông Hà
Nguyễn Điểm
Kim Thành
Nam Dũng
Ngọc Giàu
Bảo Trân